Tăng cường giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Tài chính đã chỉ đạo giám sát và kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu mà không thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chung.

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, trong 10 tháng qua, có 70 doanh nghiệp (DN) phát hành trái phiếu (TP) với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng (giảm 45,1% so với cùng kỳ năm 2022); Về mua lại TPDN, từ đầu năm các DN đã mua lại lượng TP trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2022. So với số phát hành, giá trị mua lại đã cao hơn 10,3 nghìn tỷ đồng.

Cũng theo Bộ Tài chính, nhà đầu tư chính mua TPDN riêng lẻ trên thị trường sơ cấp trong 10 tháng năm 2023 là các nhà đầu tư tổ chức chiếm 95% tổng khối lượng phát hành (chủ yếu là ngân hàng chiếm 61%), các nhà đầu tư cá nhân mua 5%. Trên thị trường thứ cấp tính đến 30/6/2023, nhà đầu tư cá nhân nắm giữ khoảng 28,5% tổng dư nợ TPDN riêng lẻ (tương đương khoảng 285,6 nghìn tỷ đồng). Bộ Tài chính cũng cho biết, khối lượng đáo hạn năm trong 3 tháng cuối năm 2023 là 61,6 nghìn tỷ đồng.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, sau hơn 3 tháng hệ thống giao dịch TPDN tập trung đi vào hoạt động (ngày 19/7/2023), Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) đã phối hợp với các thành viên cũng như với các DN vận hành một cách an toàn, thông suốt hoạt động của hệ thống giao dịch này.

Đặc biệt, quy mô của thị trường và thanh khoản đã có bước tăng trưởng. Tính đến ngày 31/10 thị trường đã tiếp nhận và đưa vào giao dịch 451 mã TP của 114 DN với giá trị đăng ký giao dịch đạt khoảng 336.768 tỷ đồng. Về quy mô giao dịch, tính đến hết phiên giao dịch ngày 31/10/2023, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 49.392 tỷ đồng, tính bình quân giá trị giao dịch đạt 676,6 tỷ đồng/phiên. Riêng trong tháng 10, giá trị toàn thị trường đạt 29.292 tỷ đồng bình quân giá trị giao dịch khoảng 1.331 tỷ đồng/phiên.

Thứ trưởng cũng cho biết, đến hết tháng 10, mới có 451 mã TP của 114 DN đăng ký để giao dịch trên thị trường này và cũng còn nhiều mã TP của các DN đã phát hành chưa thực hiện đăng ký. Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện HNX cho biết, con số này mới chiếm 44,8% giá trị TP đăng ký giao dịch và 42.5% số lượng TP phải lên sàn giao dịch.

Theo Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế, trong thời hạn 3 tháng kể từ khi hệ thống đăng ký, lưu ký, giao dịch TP chính thức vận hành, TP phát hành theo quy định tại Nghị định này và phát hành theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP và còn dư nợ phải đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch TPDN.

Các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định chế tài xử phạt đối với vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán, trong đó, tùy theo thời gian đăng ký quá hạn, số tiền phạt có thể lên tới 400 triệu đồng cùng với các hình phạt bổ sung.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban chứng khoáng Nhà nước, Sở GDCK Việt Nam cũng như Sở GDCK Hà Nội tiến hành giám sát và kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu các DN đã phát hành TP mà không thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống này theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua đã nhận được đơn thư khiếu nại của nhà đầu tư liên quan đến vụ việc Ngân hàng SCB - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn thư của người dân đến gửi tiết kiệm được một số ngân hàng mời chào mua TPDN. Các đơn thư này đang được Lãnh đạo Bộ giao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì xử lý. Đối với vấn đề này, từ năm 2019 đến nay, Bộ Tài chính đã có 6 văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý, giám sát ngân hàng thương mại trong việc phân phối, cam kết mua lại, cung cấp dịch vụ liên quan đến TPDN và thường xuyên phối hợp cung cấp thông tin về tình hình thị trường TPDN.

Hiện nay, Bộ Công an đang điều tra đối với vụ việc của Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bộ Tài chính cũng đã phối hợp chuyển các đơn thư của nhà đầu tư cho Bộ Công an.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…