Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ trên sông Đồng Nai

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ trên sông Đồng Nai
(PLVN) - Đồng Nai có số lượng sông, suối, hồ, đầm lớn; chiếm khoảng 9,1% diện tích tự nhiên (29.212ha) cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đi kèm với đó là sự phát triển “nóng” của các loại hình giao thông đường thuỷ. Đây là một vấn đề đặc biệt được quan tâm tại thời điểm hiện nay.

Với mục đích đưa hàng hoá, xe cộ đặc biệt là người dân đi lại qua những con sông một cách thuận tiện, những chiếc phà qua sông đã góp phần lớn trong việc lưu thông của người dân. Chính vì nhu cầu đó đã tạo nên nhiều chiếc phà hay phà mini dọc trên những con sông của tỉnh Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hoà nói riêng. 

Đông Nam Bộ đang bước vào những ngày đầu của mùa mưa, với lượng mưa lớn kèm theo địa hình sông ngòi chằng chịt làm cho lượng nước đổ về sông Đồng Nai tăng cao, dòng chảy mạnh hơn và xiết hơn ngày bình thường. Dòng chảy mạnh, áp lực nước lớn gây nên nhiều khó khăn cho các phương tiện giao thông trên đường thuỷ.

Theo ghi nhận của PV, tại khúc sông Đồng Nai với chiều dài chỉ vài km nằm trên địa bàn của các phường Tam Hiệp, An Bình, Bữu Hoà, Cù Lao có khoảng 5 đến 6 bến phà. Những bến phà này mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân 2 bên bờ sông. Do nhu cầu đi lại rất lớn nên những chiếc phá này thường xuyên có đông người và hàng hoá qua lại.

Mặc dù hoạt động liên tục từ sáng tới tối nhưng những chiếc phà mini này chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về An toàn Giao thông đường thuỷ, không đảm bảo an toàn tính mạng và tải sản của người dân. Cụ thể, trên các “phà mini” này chưa đáp ứng đủ số lượng áo pháo cần thiết cho người trên phà, bên cạnh đó các chủ phà hầu như không nhắc nhở để người dân mang áo phao.

Anh Long, một người dân sống tại Biên Hoà cho hay: “Tôi thường hay đi qua sông bằng phà này cho nó tiện, nhưng chưa khi nào mang áo phao, một phần là vì lười và một phần cũng không có ai bảo mang áo phao nên tôi không mang. Cứ thế lên phà mà đi thôi”. 

Chị Nguyên sống tại phường Tam Hiệp cho biết: “Chị đi phà này miết mà do chị biết bơi nên chị không mang” “cười”. 

Liên hệ với ông Nguyễn Phan Trong, Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai, PV được biết: Trên địa bàn có tổng 27 bến khách ngang sông, lực lượng Thanh tra Giao thông thường xuyên tăng cường kiểm tra xử lý đồng thời cũng tuyên truyền các chủ bến phải trang bị đầy đủ áo phao, dụng cụ nổi và các điều kiện đảm bảo An toàn Kỹ thuật của phương tiện; người điều khiển phải có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng Thanh tra Giao thông đã lập biên bản xử lý Vi phạm hành chính hàng chục trường hợp chủ bến không hướng dẫn khách mang áo phao hoặc dụng cụ nổi khi đi đò.

Trước những bài học đáng tiếc về tai nạn giao thông đường thuỷ trên cả nước nhưng các chủ phà ở đây vẫn không thực hiện tốt các quy định về An toàn Giao thông mặc dù đã được chính quyền địa phương tuyên truyền, nhắc nhở và xử phạt hành chính đối với các chủ bến.

Tuy đã xử phạt hành chính nhưng ý thức tuân thủ quy định của pháp luật vẫn chưa được các chủ bến phà thực hiện nghiêm túc mà chỉ là những hành động đối phó với sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Liệu có phải mức phạt vi phạm hành chính còn quá thấp để răn đe các chủ bến hay chỉ là sự nhắm mắt cho qua của cơ quan quản lý?

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân đi qua phà và sự tuân thủ pháp luật của chủ bến thì các cơ quan quản lý phải kết hợp với địa phương sát sao hơn nữa về tình hình An toàn Giao thông đường Thuỷ trên địa bàn, đặc biệt là các bến phà mini trên sông Đồng Nai.

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.