Tăng cường công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 77/CĐ-TTg ngày 8/8/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc.

Thời gian qua, triển khai các quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội, Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc đã đạt được một số kết quả nhất định.

Hầu hết các địa phương đã xây dựng và ban hành văn bản quy định về quản lý tiền công đức, tài trợ, bảo đảm phù hợp với thực tế của từng di tích và phong tục, tập quán của địa phương. Nguồn thu công đức, tài trợ tại các di tích đã được sử dụng công khai, minh bạch; đóng góp tích cực cho các hoạt động cộng đồng thông qua các hoạt động hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ủng hộ xây nhà cho hộ nghèo, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ vẫn còn một số hạn chế. Số liệu báo cáo thu, chi tiền công đức, tài trợ của các di tích, kể cả di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt mới chỉ phản ánh một phần, chưa đầy đủ. Còn một số cơ sở di tích lịch sử - văn hóa chưa báo cáo kịp thời, đầy đủ công tác quản lý tiền công đức, tiền tài trợ; chưa thực hiện lắp đặt camera để giám sát tại các điểm tiếp nhận, kiểm đếm tiền công đức, tài trợ. Vẫn tồn tại tình trạng du khách đặt nhiều loại tiền trên các ban thờ tại các di tích làm mất đi sự tôn nghiêm, thanh tịnh nơi thờ tự. Việc quản lý tiền công đức, tiền tài trợ có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro để thất thoát, trộm cắp…

Trước tình hình trên, để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc, thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ về xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Nghiên cứu nội dung báo cáo, kiến nghị của Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo quy định để tăng cường công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá; rà soát văn bản, quy định của địa phương liên quan đến quản lý thu, chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan công khai, minh bạch việc thu, chi các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội...

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, huy động sự vào cuộc, đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền trong Quý IV năm 2024 để bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa và chế tài xử lý nghiêm khi để phát sinh sai phạm.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Đọc thêm

Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế

Việt Nam đang vào mùa cao điểm để tăng tốc đón khách du lịch quốc tế, sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. (Ảnh minh họa: TTH)
(PLVN) - Những tháng cuối năm là mùa cao điểm đón du khách nước ngoài. Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố đang nhanh chóng chuẩn bị các sản phẩm du lịch hấp dẫn đón các đoàn khách quốc tế đến nghỉ dưỡng, tránh rét mùa đông.

Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới

Bối cảnh Vịnh Hạ Long xuất hiện hoành tráng trên trailer bộ phim “Kong - Skull Island”. (Nguồn: Trailer Kong - Skull Island)
(PLVN) - Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood đến Việt Nam thực hiện quay các bộ phim có sức hút lớn, có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông quốc tế, thúc đẩy quảng bá và thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

NSƯT Hoàng Tùng tri ân bậc sinh thành nhân dịp Tết đoàn viên

NSƯT Hoàng Tùng tri ân bậc sinh thành nhân dịp Tết đoàn viên
Nhân Tết Trung thu 2024 - Tết của tình thân, NSƯT Hoàng Tùng cho ra mắt tác phẩm âm nhạc mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già” với mong muốn tri ân cha mẹ, cũng như nói lên tiếng lòng của những người con hãy luôn trân quý, yêu thương, quan tâm đến đấng sinh thành đang già đi theo tháng năm.

Tại sao ông Park Chung Gun chưa trở lại Việt Nam?

Ông Park Chung Gun đã về nước (Ảnh Tuổi trẻ)
(PLVN) - Theo Liên đoàn Bắn súng Việt Nam việc ông Park Chung Gun về nước vào ngày 6/9 vừa qua do nguyện vọng của ông muốn về quê hương Hàn Quốc sau thời gian rất dài. Mặt khác, do ông đã hết hợp đồng vào ngày 01/9/2024 và thanh lý hợp đồng theo thoả thuận đã được ký trước đó.

Thưởng lãm không gian Tết Trung thu xưa tại 'Đêm hội Trăng rằm'

Tưng bừng“Đêm hội Trăng rằm" tại Tây Hồ
(PLVN) - Với mong muốn tạo ra không gian văn hóa có ý nghĩa nhân văn cho thiếu nhi và nhân dân Thủ đô, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa địa phương năm 2024.

Ý thức dân tộc trong trái tim người nghệ sĩ

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay khắp Việt Nam trong MV Một vòng Việt Nam (Ảnh trong MV)
(PLVN) - “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy” - lời của Bác được Đảng, Nhà nước ta vận dụng, phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ - người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Giáo dục gia đình là điểm khởi đầu của lòng yêu nước

Cháu Trần Hạnh My được trao tặng Kỷ niệm chương cho thí sinh xuất sắc đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài trong Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Quả đúng là như vậy, giáo dục lòng yêu nước phải bắt nguồn từ tình cảm yêu gia đình, ông bà, cha mẹ, truyền thống anh dũng, bất khuất của dân tộc, tự hào với quá khứ hào hùng của dân tộc. Dạy con lòng yêu nước là chúng ta đang dạy con trở thành một con người có cội nguồn, bởi với bất kỳ một cá nhân nào dấu ấn giáo dục của gia đình dù sau này có bị phủ lấp bởi bụi bặm thời gian đi nữa, thì vẫn trường tồn như một lớp trầm tích khó đổi thay…

'Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới': Cần ưu đãi cho các nhà làm phim

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Việt Nam sở hữu bề dày lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên phù hợp phát triển du lịch điện ảnh. Trước thực tế đó, để phát triển du lịch từ điện ảnh cần có sự đầu tư rất lớn từ các Bộ, ngành, đồng thời mở rộng liên kết giữa ngành du lịch với các tỉnh, địa phương, doanh nghiệp, các thị trường điện ảnh quốc tế lớn.

Thấy gì từ hiện tượng du lịch quốc tế quá tải?

Người dân Barcelona (Tây Ban Nha) phản đối du lịch quá tải. (Ảnh: AP)
(PLVN) - Du lịch quá tải đang trở thành một vấn đề cấp bách, ảnh hưởng đến các điểm du lịch nổi tiếng trên toàn cầu. Thực trạng này khiến nhiều quốc gia phải điều chỉnh các chính sách du lịch như tăng thuế, phí để kiểm soát dòng du khách và giảm các tác động tiêu cực.

'Cõi Bác xưa' - nơi sâu lắng của trái tim Việt Nam

Bác Hồ tiếp Đoàn đại biểu Anh hùng, Chiến sĩ thi đua các Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc năm 1965. (Ảnh tư liệu TTXVN)
(PLVN) - Với người dân Việt Nam, khi có dịp về Hà Nội, được vào Lăng viếng Bác, thăm nơi Bác ở và làm việc những năm tháng cuối đời trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nghe những câu chuyện cảm động từ những kỷ vật được bảo quản trong không gian đặc biệt ấy, luôn là mong mỏi thiết tha…

Kết thúc của chúng ta

Kết thúc của chúng ta
(PLVN) - Đây được xem là tác phẩm nổi bật nhất của Colleen Hoover, mà chính tác giả cũng thừa nhận rằng đây là “cuốn sách khó nhất tôi từng viết”. Xuất bản lần đầu năm 2016, đến năm 2019 “Kết thúc của chúng ta” đã bán được hơn một triệu bản, được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng.