Tăng cường công tác quản lý các lò giết mổ động vật

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (26/6), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Kiểm soát giết mổ động vật; góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; Chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm (ATTP) với thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, cả nước có 14 tỉnh không tổ chức kiểm soát giết mổ ở các cơ sở nhỏ lẻ. Đặc biệt có 7 tỉnh Điện Biên, Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng và Quảng Ngãi không có cơ sở giết mổ tập trung, không có thú y thực hiện kiểm soát giết mổ tại các cơ sở nhỏ lẻ, không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ động vật theo quy định.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay chăn nuôi nhỏ lẻ ở nước ta chiếm 47%. Nước ta có đường biên giới dài, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt gần đây là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Do đó, công tác giết mổ động vật rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ATTP.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, hiện nay tình hình giết mổ động vật và ATTP đi xuống, có hơn 400 cơ sở giết mổ tập trung, nhưng lại có tới hơn 24.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. "Ngay cả TP HCM thời gian trước làm rất tốt công tác quản lý giết mổ, nhưng hiện nay quản trị giết mổ không được chặt chẽ như ngày trước, giết mổ tại chợ, tại nhà vẫn xảy ra", ông Tiến nói.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay cả nước có 24.858 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Trong đó có 6.756 cơ sở (27%) có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng chỉ có 4.328 cơ sở (64,1%) có nhân viên thú y thực hiện kiểm soát giết mổ.

Hiện trên cả nước, ngành thú y chỉ kiểm soát được 17% tổng số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Số lượng cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không có giấy phép chứng nhận kinh doanh và không được chính quyền cho phép hoạt động là 18.102 cơ sở (73%).

"Sau Hội nghị, chúng tôi sẽ tham mưu Bộ NN&PTNT có văn bản trình Thủ tướng, kiểm điểm trách nhiệm của các tỉnh, thành phố. 73% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ là vô chủ, không có ai kiểm soát, số liệu không biết", ông Long nhấn mạnh.

Ông Long nêu thực tế, năm 2023 và 5 tháng đầu năm 2024, Thanh tra Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ, ATTP đã phát hiện 45 vụ vi phạm, phạt hơn 445 triệu đồng.

"Cả nước có gần 25.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, 440 cơ sở giết mổ tập trung mà hơn một năm trời, mới phát hiện và xử lý 45 vụ. Đây chắc chắn là không làm, chứ không phải là không làm đến nơi đến chốn. Các chỉ đạo trong xử lý vi phạm cũng rất hời hợt, 45 vụ này đưa ra không thể nào phản ánh đúng thực tế. Chúng ta chẳng cần đi đâu xa, chỉ cần ra các cơ sở giết mổ gần nhà mình sẽ thấy rất rõ thực trạng này", ông Long nói.

Trong năm 2023, Cục Thú y cho biết đã lấy 60 mẫu lau thân thịt lợn để kiểm tra nhiễm khuẩn Salmonella và Enterobacteriaceae. Kết quả cho thấy, có 12 mẫu kiểm tra nhiễm khuẩn Salmonella (20%) và 13 mẫu nhiễm Enterobacteriaceae (21,67%).

Đồng thời, trong 40 mẫu da cổ gà được lấy để phân tích nhiễm khuẩn Salmonella có 1 mẫu nhiễm khuẩn (2,5%). Đối với 20 mẫu nước sử dụng được lấy để kiểm tra nhiễm khuẩn E.coli có 1 mẫu nhiễm khuẩn (5%).

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị đại diện các tỉnh, thành, các Chi cục Thú y và Chăn nuôi báo cáo thực trạng về tình hình quản lý giết mổ động vật tại địa phương để Bộ NN&PTNT có cơ sở đánh giá đầy đủ và tham mưu cách xử lý với Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Chung tay vì mục tiêu BHYT toàn dân

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại Lễ Mít tinh kỷ niệm 15 năm ngày BHYT Việt Nam.
(PLVN) - Với chủ đề “Sử dụng hiệu quả quỹ BHYT và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở”, ngày BHYT Việt Nam năm 2024 là dịp cao điểm truyền thông nhằm gia tăng nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT; nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHYT và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT. Từ đó, ngày càng thu hút người dân tham gia BHYT, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân.

Nghị quyết 01/2024 của Hội đồng thẩm phán: Tháo gỡ nhiều vướng mắc về ly hôn

Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi người mang thai hộ đang mang thai, sinh con sẽ giúp quyền lợi của đứa trẻ sinh ra được bảo đảm. (Ảnh minh họa, Nguồn: PLVN)
(PLVN) - Hiện nay, không hiếm các gia đình vì nhiều lý do không thể sinh được con nên đã nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một thời gian dài quyền ly hôn trong mối tương quan với các quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vẫn chưa được xem xét, điều chỉnh, làm nảy sinh nhiều bất cập.

Gian nan tái chế phế liệu nhựa

Tái chế nhựa mang đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
(PLVN) - Công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động trình độ thấp, không được quy hoạch và không có chính sách bảo vệ môi trường tốt,… là những lý do khiến làng nghề tái chế phế liệu nhựa gây ô nhiễm.

Hà Tĩnh: Tìm hướng xử lý trại lợn gây ô nhiễm

Hồ chứa chất thải bên trong trại lợn. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Ngày 28/6, lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và phòng chức năng cùng chính quyền xã Kỳ Tây đã có buổi đối thoại với người dân thôn Đông Xuân lắng nghe ý kiến, tìm hướng xử lý liên quan đến phản ánh trại lợn của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát gây ô nhiễm môi trường.