Tăng cường các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Im lặng trước những nắm đấm chính là thỏa hiệp khiến vòng lặp bạo lực được duy trì. (Ảnh minh họa, Nguồn: O.L)
Im lặng trước những nắm đấm chính là thỏa hiệp khiến vòng lặp bạo lực được duy trì. (Ảnh minh họa, Nguồn: O.L)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đây, cộng đồng ồn ào trước sự việc nữ Tiktoker H.D.M. sinh năm 1995 nổi tiếng trên mạng xã hội bị chồng bạo hành khủng khiếp. Không ít người cho rằng, lựa chọn im lặng kéo dài của H.D.M bấy lâu nay đã làm cho hành vi bạo hành tiếp diễn, gây ra những hậu quả nặng nề hơn về sau.

Khi nạn nhân không lên tiếng

Theo những hình ảnh và lời tố cáo của H.D.M., cô bị chồng đánh đập, dùng hung khí gây tổn thương và nếu không có con riêng của chồng can thiệp có lẽ cô đã gặp nguy hiểm. Những vết thương đáng sợ mà H.D.M. chụp cho thấy được sự tàn nhẫn của trận đòn, gây ra nhiều phẫn nộ cho cộng đồng. Điều đáng nói là nữ Tiktoker cho biết, sự việc này đã kéo dài trong nhiều lần, nhiều năm. Những lần trước, cô xuất hiện trên livestream bán hàng với gương mặt sưng húp và úp mở về chuyện bị chồng ghen, “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.

Đến nay, cô xác nhận điều này và cho biết đã thu thập đủ bằng chứng để tố cáo chồng, ly hôn và giành quyền nuôi con. Không ít người cho rằng, lựa chọn im lặng kéo dài của H.D.M bấy lâu nay trước sự tấn công của người chồng đã khiến cho việc bạo hành không dừng lại mà càng ngày càng phát triển với mức độ nặng nề, nguy hiểm hơn.

Cách đây ít lâu, dư luận cũng đã một phen xôn xao trước sự việc L.M., một người mẫu ảnh trẻ đăng đàn livestream gương mặt chảy máu, sưng húp và trạng thái tinh thần hoảng loạn. Cô lên tiếng tố cáo chồng mình, một nam rapper có tiếng và mẹ chồng đã tấn công cô chỉ vì mâu thuẫn trên bàn ăn. Trước sự phẫn nộ và “tẩy chay” của dư luận, một thời gian sau, nam rapper đã lên tiếng xin lỗi và thừa nhận bản thân mình và mẹ có “tác động vật lý” đối với vợ. Sau sự việc, nữ người mẫu đã đưa con rời gia đình chồng. Theo bạn bè, người thân của cô tiết lộ, đây không phải lần đầu L.M. bị chồng dùng nắm đấm để nói chuyện.

Vòng lặp của bạo lực

Điều đáng nói là cả L.M., H.D.M. và nhiều trường hợp người nổi tiếng khác trước đó đều thể hiện những hình ảnh một gia đình hoàn hảo, yêu thương, chăm sóc, tôn trọng nhau. Từ đó có thể thấy, câu chuyện bạo hành có thể diễn ra trong bất cứ mọi gia đình dẫu ở tầng lớp, độ tuổi, học vấn, độ nổi tiếng... như thế nào. Và bạo hành gia đình cũng rất có thể ẩn nấp sâu trong những lớp vỏ “gia đình hoàn hảo”, “vợ chồng êm ấm”. Đôi khi, chính điều này lại là sự nguy hại, khiến nạn nhân, vì sợ phá vỡ lớp vỏ ngoài đáng ngưỡng mộ ấy, vì sợ điều tiếng, sợ những điều lý tưởng giả tạo mà mình cố công xây đắp bị sụp đổ, nên phải cố gắng thỏa hiệp, duy trì một cuộc hôn nhân đầy bạo lực và nước mắt.

Còn một lý do khác khiến nạn nhân cứ mãi chấp nhận im lặng trước sự bạo hành, đó là “vì con”. Nữ Tiktoker H.D.M., trong bài viết giãi bày việc bị chồng bạo hành tàn nhẫn kéo dài nhiều năm, đã chia sẻ rằng bấy lâu cô im lặng, nhẫn nhịn chịu đựng sự khống chế và đe dọa nhằm “bảo vệ những đứa trẻ được lớn lên bình yên”. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý, không đứa trẻ nào có thể lớn lên bình yên, phát triển toàn diện khi mà phải chứng kiến cảnh bạo hành giữa cha và mẹ thường xuyên. Chưa kể đến, những hành vi bạo hành nếu được dung dưỡng sẽ ngày càng phát tác, mức độ ngày càng tăng và đối tượng bạo hành cũng ngày càng mở rộng.

Ngày 22/5/2024, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. Báo cáo nêu rõ, năm 2023 có 3.122 hộ xảy ra bạo lực gia đình với hơn 3.240 vụ. Trong đó, bạo lực thân thể xảy ra nhiều nhất với 1.520 vụ, tiếp đến là bạo lực tinh thần 1.404 vụ, bạo lực kinh tế 230 vụ và bạo lực tình dục 110 vụ. Có 3.193 nạn nhân của bạo lực gia đình, gồm có 2.628 nữ và 565 nam.

Báo cáo cũng cho thấy, trên thực tế nhiều người bị bạo lực có tâm lý cam chịu, sợ bị kỳ thị nên không đi báo cáo, vì cho rằng đó là chuyện bình thường, “xấu chàng hổ ai”. Phần lớn người bị bạo lực chỉ đi báo cáo và tìm sự hỗ trợ của nhà chức trách khi vụ việc nghiêm trọng, bạo lực xảy ra trong thời gian dài hoặc có thể dẫn đến chấm dứt hôn nhân. Điều này gây khó khăn cho việc thống kê số liệu cũng như triển khai các giải pháp can thiệp và ứng phó với bạo lực. Số liệu công bố năm 2020 cũng cho thấy, hơn 90% phụ nữ bị chồng bạo lực nhưng không tìm kiếm sự giúp đỡ.

Thẩm tra nội dung thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng còn có định kiến giới về vai trò, vị trí của nam giới và nữ giới trong lao động, việc làm, gia đình... Cơ quan thẩm tra đề nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành nâng cao chất lượng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, ban hành các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới để xóa bỏ mọi phân biệt đối xử về giới, tiến tới bình đẳng giới thực chất.

Có thể nói, việc các nạn nhân bị bạo lực gia đình chọn cách thỏa hiệp và im lặng trước những hành vi bạo lực là một hiện tượng đáng báo động và phản ánh sâu sắc những rào cản về tâm lý, xã hội mà họ phải đối mặt. Sự im lặng này không chỉ kéo dài nỗi đau cá nhân mà còn góp phần duy trì vòng lặp bạo lực trong xã hội. Để phá vỡ sự im lặng, cần có sự chung tay của toàn xã hội, từ việc nâng cao nhận thức, hỗ trợ pháp lý cho đến việc tạo ra một môi trường an toàn và tin tưởng, nơi mà nạn nhân có thể tìm thấy sự giúp đỡ và bắt đầu hành trình tự bảo vệ mình.

Tin cùng chuyên mục

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

(PLVN) - Ngày 15 tháng 11 năm 2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” .

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Lắng nghe để bảo vệ trẻ em

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra hai Tọa đàm với những nội dung thiết thực liên quan đến bảo vệ trẻ em. (Ảnh: MSD)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hà Nội, Dự án “Phòng, chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật” (AVAC) được Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 1210/QĐ-BNV ngày 21/12/2022, Hội thảo tổng kết dự án vừa diễn ra với sự tham gia của gần 80 đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước, trường học và các tổ chức xã hội.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024
(PLVN) - Chiều ngày 13/11/2024, tại Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Giang Thành, Cụm thi đua số 1 – Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024. Đại tá Vũ Thế Văn - Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh dự và chủ trì hội nghị. 

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang

Ông Mai Văn Huỳnh, phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 13/11, tại cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang đã công bố quyết định chỉ định bổ sung ban chấp hành, Ban Thường vụ, phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với đại tá Phạm Văn Thắng - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.