Tăng cường các biện pháp chống oan sai, bỏ lọt tội phạm

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn.
(PLO) - “Quá trình xử lý tin báo tố giác tội phạm, người khởi tố tăng nhưng Viện kiểm sát đã tăng cường các biện pháp để đảm bảo giải quyết của cơ quan điều tra đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; hạn chế những tồn tại giảm dần và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chống oan sai, bỏ lọt tội phạm”.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) Lê Minh Trí nhấn mạnh khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐB) về các biện pháp nâng cao chất lượng giải quyết tin báo tố giác, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) bày tỏ băn khoăn về chất lượng thực hành quyền công tố, việc trả hồ sơ cho cơ quan điều tra còn nhiều.

Giải đáp băn khoăn của ĐB, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) Lê Minh Trí cho biết, trong báo cáo của Ủy ban Tư pháp có nhận định là một số VKSND chưa kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm dẫn đến có 3.368 tố giác tin báo vi phạm thời hạn giải quyết, dẫn tới lo lắng tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm và chất lượng kiểm sát điều tra. 

Tuy nhiên, ông Trí cung cấp một số thông tin để ĐB cũng như Quốc hội an tâm, “không đến nỗi phải lo như thế”.

Theo đó, Viện trưởng VKSNDTC cho biết, hiện nay, Luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định chặt chẽ việc giải quyết tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố. 

Bên cạnh đó, VKSND luôn coi việc xử lý tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố là một nhiệm vụ quan trọng. 

Theo Viện trưởng VKSNDTC, trong năm 2018, toàn ngành đã tập trung và đã kiểm soát giải quyết 120.142 tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; tăng 6.627 tin báo tội phạm, bằng 5,83% so với cùng kỳ năm 2017. 

Các VKSND cũng đã trực tiếp kiểm soát giải quyết tin báo tố giác tội phạm khi khởi tố 1.218 lượt, tăng 13,2%; đã ban hành 1.225 bản kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật, tăng 17,7%; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố điều tra 665 vụ, tăng 31,2%. 

“Tôi nói con số này lên để muốn nói rằng thực sự cơ quan điều tra và VKS đã quan tâm và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này một cách nghiêm túc. Tất nhiên do thực tế của tình hình tội phạm, chúng ta phải xử lý giống một quy trình chặt chẽ như vậy”, ông nói.

Viện trưởng VKSNDTC cũng khẳng định xử lý tin báo tố giác tội phạm là nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan điều tra, còn kiểm sát là kiểm sát quá trình thụ lý giải quyết tin báo tố giác đó. 

“3.386 phát hiện vi phạm thời hạn giải quyết chính là VKS các cấp phát hiện chậm thời hạn. Trong khi phát hiện như vậy thì VKS đã kịp thời ban hành 1.225 kiến nghị để cơ quan điều tra khắc phục vi phạm, tăng tới 184 kiến nghị và 17,7% so với năm 2017. Như vậy việc vi phạm thời hạn này nhưng đã được phát hiện. Có 1.225 kiến nghị như thế thì chúng ta an tâm không để bỏ lọt tội phạm”, Viện trưởng Lê Minh Trí nêu rõ.

Tranh luận gay gắt vụ bác sỹ Lương

Cũng tại phiên họp, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (TP Hà Nội) đề cập cụ thể về vụ chạy thận nhân tạo gây chết người xảy ra tại Hòa Bình, trong đó bác sỹ Hoàng Công Lương đã 3 lần bị thay đổi tội danh. 

“Vậy vai trò của kiểm soát viên ở đây ra sao và chất lượng chúng ta cần phải đánh giá như thế nào trong vấn đề điều tra?”, ĐB đặt vấn đề.

Trả lời chất vấn, Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định đây là vụ án hết sức phức tạp và hậu quả rất nghiêm trọng gây chết 9 người. 

“Có lẽ cũng là điều đáng tiếc, chúng ta không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, trách nhiệm của cơ quan tố tụng phải chứng minh được đúng bản chất của tội phạm. Trong quá trình tố tụng, cơ quan điều tra, VKS và kể cả Tòa án, việc xác định tội danh, đánh giá chứng cứ và xác định khung hình phạt tối đa, tối thiểu sẽ thay đổi khi xuất hiện những yếu tố, tình tiết, chứng cứ mới. Trong quá trình điều tra, truy tố vụ án này, có những đối tượng, bị can có liên quan phản cung, thay đổi lời khai. Phát sinh, phát hiện một số tài liệu chứng cứ có nghi vấn, cần phải được làm rõ, nên việc điều chỉnh tội danh là để đảm bảo đúng bản chất tội phạm và để không oan và không lọt, đó cũng là lẽ đương nhiên với những vụ án phức tạp như thế này”, ông nói. 

Tuy nhiên, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội – cho biết, báo cáo Ủy ban Tư pháp cũng nêu ra số liệu số vụ án Tòa án trả hồ sơ cho VKS nhiều gấp hai lần số vụ kiểm sát trả hồ sơ cho cơ quan điều tra, cho thấy chất lượng công tố và thực hành công tố trong giai đoạn điều tra còn một số mặt hạn chế. 

“Chúng tôi lấy ví dụ, ví dụ như ông Hoàng Công Lương, bác sỹ của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Sau khi Tòa án trả hồ sơ thì VKS phải khởi tố thêm 2 tội danh, chuyển cho cơ quan điều tra khởi tố thêm 2 bị can là Hoàng Đình Khiếu và Trần Văn Thắng. Điều này chứng tỏ VKS trong giai đoạn truy tố đã bỏ lọt người phạm tội”, ĐB Nga nêu quan điểm.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.