TAND tối cao đạt nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số

Chán án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu khai mạc tại Hội nghị.
Chán án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu khai mạc tại Hội nghị.
(PLVN) - Chiều 16/6, Ủy Ban Quốc gia về chuyển đổi số phối hợp với TAND tối cao tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia về chuyển đổi số Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, tòa án các địa phương…

Phát biểu khai mạc, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, ở Việt Nam, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử được xác định là nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm, quan trọng của cải cách tư pháp, là cơ hội để hệ thống Tòa án nâng cao hiệu quả hoạt động, củng cố niềm tin của người dân vào công lý. Việc chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử đã tạo ra những giá trị lớn lao cho xã hội, là điểm nhấn của chiến lược cải cách tư pháp, giúp chúng ta bắt kịp với xu hướng phát triển trên thế giới.

Thực hiện kế hoạch xây dựng Tòa án điện tử, thời gian qua, TAND tối cao đã đưa vào sử dụng nhiều hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của Tòa án, qua đó góp phần tạo ra những giá trị lớn lao cho xã hội, giúp nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

“Hội nghị là dịp để TAND tối cao báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng toàn thể các đồng chí một số kết quả đạt được trong chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử thời gian qua”, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình nói. Theo Chán án TAND tối cao, đây cũng là cơ hội để họ trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm triển khai về chuyển đổi số của các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, qua đó giúp TAND có thêm kinh nghiệm đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội nghị.

Theo Báo cáo công tác chuyển đổi số trong TAND, một trong những mục tiêu quan trọng của Tòa án điện tử là hướng tới phục vụ người dân, cung ứng cho nhân dân các dịch vụ tư pháp công hiện đại, thuận lợi và tiết kiệm. Đến nay, TAND tối cao đã thực hiện cung cấp được một số dịch vụ tư pháp công trực tuyến: gửi, nhận đơn tư pháp, tài liệu, chứng cứ và thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản của Tòa án thông qua phương tiện điện tử; đăng ký trực tuyến cấp sao bản án và tài liệu trong hồ sơ vụ án…

Về ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ Thẩm phán nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, theo Báo cáo, đến thời điểm này, Trợ lý ảo Tòa án đã cung cấp các dịch vụ thông minh hỗ trợ thẩm phán như: Hỏi đáp về nội dung văn bản pháp luật, án lệ, công bố bản án, hướng dẫn giải đáp pháp luật và các tình huống pháp lý; Hỗ trợ thẩm phán quản trị công việc, đưa ra các cảnh báo, thông báo, nhắc việc cần làm để đảm bảo thời hạn tố tụng giải quyết các vụ việc được phân công; Hỗ trợ thẩm phán tạo các văn bản tố tụng mẫu theo quy định; Mã hóa, công bố bản án, quyết định lên cổng thông tin điện tử, qua đó giúp giảm 30% khối lượng công việc hành chính so với thao tác truyền thống…

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động Tòa án giúp giải quyết được một số vấn đề nội tại như: mỗi thẩm phản đều có riêng một “Thư kỷ ảo”; giúp tất cả các thẩm phán tra cứu, áp dụng pháp luật đầy đủ, chính xác cho mỗi vụ việc cụ thể; hướng dẫn thẩm phán thực hiện các hoạt động tố tụng đúng trình tự, thủ tục, nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định pháp luật; giúp số hóa nguồn tài nguyên tri thức từ kinh nghiệm xét xử của các thẩm phán; tạo sự đồng thuận và giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và xã hội…

Về triển khai xét xử trực tuyến, theo thống kê, tính từ 1/1/2022 đến nay, các Tòa án đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức xét xử trực tuyến được gần 20.000 vụ án. Việc triển khai các phiên tòa xét xử theo hình thức trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội. Trong nhiều trường hợp, việc xét xử trực tuyến đảm bảo tính nhân văn trong quá trình giải quyết vụ án; tiết kiệm chi phí dẫn giải, thuận lợi cho việc bảo vệ phiên tòa; khắc phục tình trạng người bị kiện không tham gia phiên tòa, từ đó góp phần hạn chế việc phải hoãn phiên tòa nhiều lần trong giải quyết các vụ án hành chính; tiết kiệm chi phí cho người dân do bớt phải đi lại, giảm thiểu rủi ro khi tham gia giao thông; giảm thiểu hao mòn tài sản và nhiều tác động xã hội khác. Ngoài ra, hình thức xét xử này cũng giúp tiết kiệm các khoản chi của ngân sách nhà nước./.

Đọc thêm

Kiểm tra liên ngành công tác bồi thường nhà nước tại tỉnh Cà Mau

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Thực hiện Quyết định số 768/QĐ-BTP ngày 03/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường nhà nước năm 2024 và Quyết định số 1060/QĐ-BTP ngày 10/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường nhà nước tại tỉnh Cà Mau (Đoàn kiểm tra), ngày 27/6/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp do Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương - Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác bồi thường nhà nước tại Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng khu vực phía Nam năm 2024

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng khu vực phía Nam năm 2024
(PLVN) -Thực hiện Quyết định số 760/QĐ-BTP ngày 2/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 của ngành Tư pháp, ngày 27/6, tại TP HCM, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng khu vực phía Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong đăng ký biện pháp bảo đảm

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong đăng ký biện pháp bảo đảm
(PLVN) - Ngày 26/6, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam (Dự án GIZ) tổ chức Hội nghị “Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.

Sở Tư pháp Bạc Liêu: Rà soát, đối chiếu dữ liệu hộ tịch và liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính

Sở Tư pháp Bạc Liêu: Rà soát, đối chiếu dữ liệu hộ tịch và liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính
(PLVN) - Chiều 26/6, Sở Tư pháp Bạc Liêu chủ trì phối hợp Công an tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện rà soát, đối chiếu dữ liệu đăng ký hộ tịch của công dân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với dữ liệu công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn huyện Hòa Bình.

Tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách thu hút giáo viên

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại phiên thẩm định.
(PLVN) -Sáng 25/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

"Thời gian đào tạo Tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt đáp ứng và tuân thủ đúng quy định"

"Thời gian đào tạo Tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt đáp ứng và tuân thủ đúng quy định"
(PLVN) -Trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định với thời gian đào tạo Tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) “đáp ứng và tuân thủ Quy chế đào tạo tiến sĩ của Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo và Quyết định 261/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội”.

Tập huấn triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin

Hội nghị được tổ chức tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(PLVN) -Sáng 24/6, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đảm bảo việc triển khai thi hành Luật được thống nhất, đạt chất lượng, hiệu quả hơn. 

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học chính trị

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 24/6, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học trọng điểm “Giá trị lý luận, thực tiễn của tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học chính trị - pháp lý hiện nay” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và lan tỏa những giá trị lý luận và thực tiễn trong tác phẩm của Tổng Bí thư.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo “Pháp luật và Giới trẻ” tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo “Pháp luật và Giới trẻ” tại Vườn Quốc gia Cát Tiên
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2024, Tháng hành động vì môi trường, nhằm tạo ra các hoạt động sôi nổi, truyền thông, thu hút sự quan tâm, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, trên cơ sở đề xuất của Vườn Quốc gia Cát Tiên, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp dự kiến tổ chức Hội thảo “Pháp luật và Giới trẻ” vào ngày 27/6/2024 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.