Tản mạn chuyện xe ngựa trên thế giới

Tản mạn chuyện xe ngựa trên thế giới
(PLO) - Nhiều người nghĩ xe ngựa là phương tiện đặc trưng của những phố thị Sài Gòn, của Đà Lạt mộng mơ. Xin thưa không hẳn như vậy.
1. Ngay tại Ấn Độ, đất nước từng là thuộc địa đã vượt qua mẫu quốc Anh trở thành nước đứng thứ ba trên thế giới về tổng thu nhập GDP, chúng tôi đã chứng kiến xe ngựa vẫn còn là loại xe phổ biến đồng hành cùng các loại xe ô tô đời mới trên các trục đường phố chính của thủ đô New Delhi hay các thành phố du lịch Agra, Jaipur, Varanarsi… 
Đó không phải là hoạt động cá thể đơn lẻ, mà bên cạnh các nhà ga xe lửa, các đầu mối giao thông của các thành phố này đều có những bến xe ngựa với đoàn xe nối đuôi nhau. 
Về công nghệ, Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa lên qũy đạo sao Hỏa, sản xuất được máy bay, là quốc gia hàng đầu về gia công công nghệ thông tin. Xe ô tô Ấn Độ cũng đã thâm nhập thị trường nhiều nước với đủ loại dòng xe, mà nhất là xe siêu rẻ, chỉ vài ngàn USD. Rõ là Ấn Độ không thiếu ô tô, thế nhưng xe ngựa vẫn hồn nhiên tồn tại. 
Xe ngựa New York.
 Xe ngựa New York.  
Không chỉ vậy, ở Agra, chúng tôi còn gặp một đội cảnh sát đang tuần tra trên ngựa ở khu vực ga xe lửa. Những con ngựa Ấn Độ thật to lớn dũng mãnh. Ở Varanasi, chúng tôi được ba bác tài của ba loại xe rickshaw (tương tự như xe tuk tuk của Thái Lan) máy và đạp, xe ngựa cùng chào mời đi từ ga xe lửa về khu phố cổ sông Hằng. 
Qua đó mới thấy được hiệu quả của xe ngựa, nó có giá rẻ nhất. Giá rickshaw máy là 150Rp, rickshaw đạp là 100Rp, trong khi đó giá xe ngựa chỉ có 70Rp. 
2. Ở Myanmar, chúng tôi lại gặp xe ngựa ở thành phố Bagan và Mandelay là những kinh đô cách đây 1000 năm của Myanmar. Xe ngựa ở đây rất đẹp, từ dáng vẻ đến màu sắc trang trí sặc sỡ thể hiện bản sắc của Myanmar. 
Không phải do bị cấm vận, thiếu phương tiện vận chuyển mà người ta phải dùng xe ngựa. Ở đây xe ngựa được dùng để đi trong các khu di tích. Giá xe ngựa không rẻ chút nào, 15 ngàn Kyat/xe/ngày (tương đương với 20USD, khoảng hơn 400 ngàn VNĐ). Nhưng điều thú vị là dù Myanmar vừa mới thoát ra khỏi cấm vận, nhưng những người lái xe ngựa ở Bagan đã nói tiếng Anh khá lưu loát và họ cũng rất am hiểu về văn hóa lịch sử của Bagan hay Madelay để thuyết minh cho du khách. 
Ngồi trên xe ngựa lắc lư đi trên những con đường đất cát khô cằn xuyên qua thành cổ Bagan hùng vĩ và hàng ngàn đền chùa bằng gạch nung đã trên 1000 năm tuổi, du khách như lạc vào thế giới xa xưa cùa Myanmar cổ kính. Tiếng chân, tiếng nhạc ngựa leng keng lóc cóc khua trong không gian cô quạnh của khu phế tích, hòa với tiếng gió rít qua những bụi xương rồng khổng lồ cao hơn tòa nhà ba tầng, tạo ra giai điệu âm thanh kỳ lạ của thiên nhiên. Âm thanh, hình ảnh đó chính là sự hòa hợp diệu kỳ tạo cho du khách cảm xúc sâu sắc về vùng đất thiêng liêng này. 
Xe ngựa ở đây không đơn thuần là phương tiện di chuyển mà chính là một nét văn hóa, một phần không thể thiếu đặc trưng cho vùng đất này. Ở thành phố Mandelay, theo quy định nhà nước để bảo vệ môi trường, xe ngựa là phương tiện duy nhất được đi vào khu thành cổ. Du khách đến Mandelay không thể bỏ qua di tích này, nên đoàn mã phu ở đây lúc nào cũng đón chờ đông đúc. Và chắc hẳn đời sống xe ngựa sẽ còn kéo dài bền vững ở đây.
Bất ngờ hơn nữa, chúng tôi gặp lại xe ngựa tại thủ đô Manila của Philippines. Xứ sở này nổi tiếng với loại xe Jepny được đóng thùng lắp ráp nội địa với nguyên liệu chính là inox sáng loáng được vẽ trang trí đầy những màu sắc sặc sở, ấn tượng. 
Jepny phổ biến khắp các địa phương của Philippines như là loại xe bus nội thị hoặc xe bus nối các tuyến đường ngắn giữa các địa phương. Giá cước Jepny rất rẻ, cố định cho từng tuyến và mỗi lần lên xuống xe chỉ từ 8 đến 10 peso (4 - 5000 VNĐ) nên hầu hết người dân địa phương đi lại bằng Jepny. 
Ngoài ra Philippines cũng có loại xe tương tự như Lamberta của Sài Gòn trước 1975, nhưng thùng xe nhỏ hơn, chỉ chứa được bốn người. Thế nhưng ngay ở khu đô thị Malate, gần ngay vịnh Manila, chúng tôi lại được chào mời đi xe ngựa. Nhìn những chiếc xe ngựa chạy chung với đoàn xe ô tô đời mới, chúng tôi lại nhớ đến Ấn Độ.
3. Trong khu di tích thành cổ Intramuros (Manila) được Tây Ban Nha xây dựng năm 1571, với tường bằng đá cao 6m và chiều dài của tường thành đến 4,5 km bao quanh một khu vực rộng khoảng 64 ha thì xe ngựa lại là phương tiện di chuyển sang trọng và thú vị nhất. Giá xe ngựa cho một người đi một vòng khu thành cổ Intramuros là 200 Peso, bằng với giá cuốc taxi từ sân bay Manila về khu Malate dài hơn 10km. 
Bến xe ngựa ngay trước nhà ga xe lửa Goraphur (Ấn Độ)
 Bến xe ngựa ngay trước nhà ga xe lửa Goraphur (Ấn Độ)
Nếu đi bằng taxi một vòng thành cổ Intramuros này, cả nhóm du khách bốn người cũng chỉ mất khoảng 100 Peso. Nhưng đây là khu di tích dày đặc những công trình kiến trúc, nhà thờ, pháo đài, lâu đài, ngồi taxi tốc độ quá nhanh, tầm nhìn bị che chắn nên không thể nhìn ngắm, chụp ảnh. 
Vì vậy, nếu không muốn đi bộ, du khách phải chọn xe ngựa với giá cao gấp tám lần taxi. Nhưng có lẽ điều bất ngờ hơn cả là xe ngựa vẫn đang tồn tại ở New York, thành phố của những tòa nhà chọc trời, của trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, nơi tập trung của những văn minh, công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Xe ngựa ở đây cũng là xe phục vụ du khách. 
Cố nhiên, theo tiêu chuẩn của Mỹ, xe ngựa ở New York sang trọng hơn những nơi khác. Thùng xe dành cho khách ngồi được đóng giống như thùng chiếc xe hơi mui trần, ghế ngồi lót nệm êm ái. Những chiếc xe này cũng là biểu tượng của dịch vụ du lịch của New York. 
Chỉ có điều khác với những nơi khác, xe ngựa ở đây đang đứng trước khủng hoảng. Tân thị trưởng New York mới đây đề xuất bỏ xe ngựa kéo, một biểu tượng du lịch lâu năm của thành phố, khiến những người trong nghề phản ứng giận dữ. 
Thị trưởng và các nhóm ủng hộ quyết định này tin rằng việc bắt ngựa làm việc trên đường phố, giữa các phương tiện xe cộ khác là sai trái. Một bác sĩ thú y thì cho rằng ngựa có thể sống trong thành phố, nhưng không phải ở New York. "Với khí hậu, cấu tạo và kiến trúc của Manhattan, hoàn toàn không thể có xe ngựa kéo nhân đạo", bác sĩ thú y này nói.
Đề xuất của thị trưởng mới gây phản ứng giận dữ đối với những người làm trong ngành dịch vụ ra đời từ những năm 1800. Christina Hansen, phát ngôn viên của ngành, cũng là người lái xe ngựa kéo, cho biết họ đã sẵn sàng “chiến đấu” với ông de Blasio tại tòa. 
"Mọi chuyện chưa chấm dứt. Bạn không thể bỏ một ngành kinh doanh vốn được luật pháp điều chỉnh một cách hoàn hảo, chỉ bởi vài người không thích nó. Nếu ông ấy muốn cấm chúng vì chúng nguy hiểm và vô nhân đạo, ông ấy cần chứng minh điều đó", một tờ báo dẫn lời bà Hansen. Steven Malone, một người lái xe ngựa kéo từ năm 1987, cho rằng các cáo buộc về việc lạm dụng ngựa là "kỳ quặc". 
"Những con ngựa này có một cuộc sống trên cả tuyệt vời ở đây", Malone nói và cho biết tất cả ngựa đều “được hưởng ít nhất năm tuần nghỉ ngơi, một số có thể nghỉ tới sáu tháng mỗi năm”. 
Xe ngựa ở New York còn tồn tại hay không sẽ là cuộc chiến trong năm 2014.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.