Tận dụng năng lực của các nhà đầu tư để tái cơ cấu Vinashin?

Trong con mắt của giới đầu tư thì sự kiện "tái cơ cấu Vinashin" có thể là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài  phát huy được khả năng của mình trong việc đầu tư vào tập đoàn này, xây dựng một Vinashin với diện mạo mới, lành mạnh, hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài , ổn định…

Trong con mắt của giới đầu tư thì sự kiện "tái cơ cấu Vinashin" có thể là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài  phát huy được khả năng của mình trong việc đầu tư vào tập đoàn này, xây dựng một Vinashin với diện mạo mới, lành mạnh, hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài , ổn định…

a
các nhà đầu tư mong muốn được "thử sức" với cơ hội tái cơ cấu Vinashin

Niềm tin Vinashin sẽ sớm được hồi phục.

Ngày 13/06/2010 Chính phủ đã đã quyết định tái cơ cấu một bước Tập đoàn Vinashin với nhiều nội dung quan trọng như: yêu cầu Tập đoàn rà soát để cắt giảm, đình hoãn, chuyển giao các dự án, chỉ giữ lại các dự án đầu tư thật sự cấp thiết, có hiệu quả trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu; chủ động tìm chủ tàu mới để bán đối với những dự án tàu đang đóng bị hủy hợp đồng; ngừng triển khai đầu tư đóng, sửa chữa tàu nhưng chưa có khả năng thu xếp vốn; chưa ký kết các hợp đồng đóng tàu mới; rà soát lại để nắm thật chắc và quản lý sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn; sắp xếp lại hệ thống tổ chức doanh nghiệp của Tập đoàn gắn với việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị tài chính; thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp, giảm vốn hoặc giải thể các công ty thành viên tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, các công ty hoạt động không hiệu quả và không thật cần thiết trong chiến lượng phát triển của Tập đoàn; điều chuyển 12 đơn vị và 5 dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

Những giải pháp nêu trên bước đầu đã cớ một số kết quả. Các dự án về Tập đoàn Dầu khí đã khởi động trở lại, Nhà máy đóng tàu Dung Quất hơn 1.000 công nhân nghỉ việc (trong tổng số hơn 6.000) đã trở lại làm việc, dự kiến cuối năm 2010 sẽ hạ thủy được tàu chở dầu 104.000DWT. Nhiều tàu trong đội tàu viễn dương chuyển về Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã hoạt động trở lại, khắc phục tình trạng ngưng trệ hàng loạt. Mới đây, Tập đoàn Vinashin đã bán được 4 con tàu đóng mới cho khách hàng và một số dự án để thu hồi vốn; đang dồn sức hoàn tất những con tàu đang đóng dở dang.

Việc tái cơ cấu toàn diện với sự hỗ trợ trực tiếp, mạnh mẽ của chính phủ  và các định chế tài chính tín dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển Tập đoàn Vinashin với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển là cần thiết.. Cách này nhiều nơi trên thế giới đã làm, có dự hỗ trợ tài chính lớn của Chính phủ như trường hợp của công ty General Motor, Chrysler, Daewoo, Huyndai và một số ngân hàng ở Mỹ và Tây Âu.. nhìn chung là thành công. Vấn đề tuy khó khăn phức tạp rất lớn nhưng với quyết tâm và giải pháp quyết liệt của Chính phủ, đồng thời với tình hình kinh tế thế giới đang dần hồi phục, thị trường vận tải biển đã có dấu hiệu sôi động trở lại, quy định kỹ thuật đối với tàu biển khắt khe hơn đang tạo ra cơ hội mới cho ngành đóng tàu sau thời gian suy thoái có tính chu kỳ và tin rằng Vinashin sẽ sớm được hồi phục.

Vinashin bước đầu đã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, dự báo đến năm 2013 có lãi, hoàn trả được nợ và sau 2015 sẽ phát triển ổn định. Cho đến thời điểm hiện tại, việc tái cơ cấu lại Vinashin đã đạt được những thành công bước đầu, hơn 70.000 công nhân của Vinashin đã có việc làm ổn định,tập đoàn này đã bán được 5 tàu với trị giá 75 triệu USD, theo kế hoạch đến cuối năm 2010 sẽ bán 5 chiếc nữa với giá gần 160 triệu USD.

Nên “tận dụng” năng lực của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế?

Dựa trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các tình hình kể trên về tập đoàn này, chúng ta nhận thấy, thực chất của những vấn đề phát sinh của Vinashin đều có thể giải quyết được và trên thực tế nhiều tập đoàn kinh tế của thế giới trong cơn bào khủng hoảng kinh tế những năm 1997 và trong mấy năm vừa qua đã thành công trong việc xử lý các vấn đề phát sinh tương tự như Vinashin.

Theo giới phân tích, có thể có một số cách tiếp cận giải quyết vấn đề theo hướng khác về việc của Vinashin có thể giải quyết được vấn đề tồn tại của tập đoàn này và mang đến hiệu quả hơn cho cả chính phủ Việt Nam cũng như những nhà đầu tư bên ngoài , đó là việc có thể cho các nhà đầu tư bên ngoài đầu tư trực tiếp vào Vinashin hoặc thành lập ra một cơ chế đặc biệt với cấu trúc công tư hợp doanh trong đó bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài , chính phủ Việt Nam, Vinashin để quản lý và phát triển các nghành kinh doanh chính nghạch và không chính nghạch .

Trên thực tế chính phủ Việt Nam đã thực hiện các bước tái cơ cấu lại ban đầu tập đoàn Vinashin để hạn chế sự can thiệp của chính phủ và chuyển dần theo hướng công tư hợp doanh để giảm thiểu rủi ro từ ngân sách nhà nước và tận dụng năng lực của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế có kinh nghiệm, năng lực tài chính, phát triển bền vững ngành đóng tàu Việt Nam và Tập đoàn Vinashin .

Công tư hợp doanh là quan hệ hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân dựa trên kinh nghiệm chuyên môn của từng đối tác và có liên quan đến việc phân bổ hợp lý về nguồn lực, trách nhiệm, rủi ro và lợi ích .

Trong mô hình này, việc các nhà đầu tư tư nhân được phép đầu tư vào Vinashin sẽ không những chỉ đóng góp về tài chính để có thể lấp các lỗ hổng về tài chính hiện có mà cả các bí quyết và kinh nghiệm quản lý , giúp cho Vinashin có định hướng khách hàng mạnh hơn, khả năng thu hồi chi phí lớn hơn, có khả năng trong việc đổi mới và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh .

Tài chính của khu vực tư nhân đầu tư từ ngoài vào sẽ giúp cho việc giải phóng ngân sách cho khu vực công ở những lĩnh vực khác nhau và làm thay đổi mô hình chi phí của các dự án đầu tư tiềm năng .

Các nhà đầu tư tư nhân thường có những nhạy bén hơn với khu vực công ở những cảm nhận về những khuyến khích và cạnh tranh trên thị trường , ngoài ra có thể phát huy được người tiêu dùng chi trả cho các dịch vụ để tạo ra thu nhập và thu hồi chi phí .

Ngoài việc tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ bền vững, việc người tiêu dùng chi trả cho các dịch vụ còn có ưu điểm giải phóng được nguồn lực do người dân đóng thuế cho các lợi ích xã hội lớn hơn.

Rõ ràng  hoàn toàn có cơ sở khả thi trong việc tái cơ cấu lại tập đoàn, xây dựng một Vinashin với diện mạo mới, lành mạnh, hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài , ổn định cho cả Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài nếu như được chính phủ Việt Nam nghiên cứu và lựa chọn hướng hợp tác này .

Nguyễn Minh

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.