“Tàn đời” vì vay tiền qua app

Nhiều người bị các đối tượng cho vay bôi xấu hình ảnh lên các trang mạng xã hội (Hình ảnh nạn nhân gửi đến Công an Thừa Thiên - Huế)
Nhiều người bị các đối tượng cho vay bôi xấu hình ảnh lên các trang mạng xã hội (Hình ảnh nạn nhân gửi đến Công an Thừa Thiên - Huế)
(PLVN) - Với thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng, cả người cho vay và người vay không cần gặp mặt nhưng tiền vẫn vào tài khoản khiến cho nhiều người đang cần tiền “nhắm mắt đưa chân”. Tuy nhiên, với lãi suất vay “cắt cổ” tàn khốc hơn cả “tín dụng đen” ngoài đời, nhiều nạn nhân rơi vào thảm cảnh.

Dịch vụ quảng cáo mời gọi vay tiền trên các ứng dụng trực tuyến (vay tiền qua app) đang bùng nổ và thu hút khách hàng với thủ tục đơn giản, nhanh gọn và không cần thế chấp. Người vay tiền chỉ cần cung cấp ảnh, CMND hoặc giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu với số tài khoản ngân hàng.

Số tiền vay sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của người vay. Số tiền trả cả gốc lẫn lãi hàng ngày sẽ được thông báo trên điện thoại người vay. Một số app quảng cáo lãi suất cho vay dao động 15-18%/năm. Thế nhưng, theo một số nạn nhân, những người cho vay tính rất nhiều loại phí, nếu cộng lãi suất và các khoản khác có thể lên tới gần 1.000%/năm. 

Một trong những nạn nhân của dịch vụ vay tiền qua app là chị Nguyễn Thị Nhung (ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho hay, trước đây chị tình cờ nhận được tin nhắn cho vay tiền qua ứng dụng trên điện thoại di động, với thủ tục đơn giản như chỉ cần chuyển bản chụp giấy CMND, số tài khoản, không cần thế chấp, nhận tiền nhanh, nhận và trả tiền qua tài khoản…

Vì vậy, trong thời gian dịch bệnh Covid-19, do bán buôn ế ẩm nên chị đã vay 10 triệu đồng, thời hạn 3 tháng. Sau khi hoàn tất thủ tục, tiền được chuyển ngay vào tài khoản. “Vay 10 triệu đồng, nhưng khi giải ngân, mình bất ngờ chỉ nhận được 7 triệu đồng, 3 triệu đồng còn lại, họ nói trừ lãi suất tháng thứ nhất và các loại phí”, chị cho biết. 

Sau đó, vì chưa có tiền trả nên chị xin gia hạn thêm 1 tuần, nhưng  các đối tượng dùng số điện thoại lạ gọi đến khủng bố, đe dọa, ép chị vay của app khác để lấy tiền trả nợ. Lo sợ bị đưa hình ảnh lên mạng, chị buộc phải làm theo yêu cầu của các đối tượng, tiếp tục vay của các app sau để trả cho app trước. Dù chỉ vay 10 triệu đồng trong vài tháng nhưng đến nay chị đã trả tiền gốc và lãi hơn 35 triệu đồng mà hiện vẫn còn nợ 7 triệu đồng. Và nếu không trả đủ thì số tiền tiếp tục tăng lên hàng ngày.

Những đối tượng cho vay qua app còn tung hình ảnh của người vay hoặc bạn bè, người thân người vay lên các trang mạng xã hội khi người vay không trả tiền đúng thời hạn. Anh Phan Văn Thi (ngụ huyện Phú Vang) kể: “Ban đầu họ đề nghị người thân nhắc tôi trả nợ. Sau đó, họ yêu cầu gia đình phải trả nợ thay tôi vì “có mối quan hệ thân thiết””. Những hình ảnh trong điện thoại của anh bị các đối tượng cho vay lấy để gán ghép những lời chửi bới tục tĩu rồi gửi toàn bộ cho bạn bè, đồng nghiệp của anh.

Theo Đại úy Lưu Thanh Tùng, Đội trưởng Đội phòng ngừa đấu tranh tội phạm sử dụng công nghệ cao và có yếu tố nước ngoài (Phòng CSHS, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế), gần đây đơn vị liên tục nhận được trình báo của rất nhiều nạn nhân (trong đó, gồm cả “con nợ” và bạn bè, người quen của “con nợ” vay tiền qua app) bị bôi nhọ, đưa hình ảnh của họ lên mạng xã hội sai sự thật. Ngoài ra, với đủ chiêu trò mà các nhóm cho vay bày ra như phí dịch vụ, phí tư vấn, phí thẩm định tài sản, phí quản lý hồ sơ, phí phạt trả chậm, tiền lãi…; ước tính lãi suất cho vay qua các app có thể lên đến trên 700% - 1.000%/năm.  

Cũng theo Đại úy Lưu Thanh Tùng, quá trình xác minh nhận thấy, để thực hiện được việc đòi nợ, khủng bố những người vay tiền; trước khi chuyển tiền vào tài khoản, các app cho vay sẽ lấy thông tin của bất kỳ ai sử dụng app. Khi tải những app này về điện thoại, người dùng sẽ bị các app yêu cầu cho phép truy cập vào danh bạ, tin nhắn của cả điện thoại và phần mềm, thậm chí ngay cả bộ sưu tập hình ảnh cá nhân cũng sẽ bị yêu cầu cho phép truy cập.

Trường hợp nếu người dùng không đồng ý, app sẽ không cho vay tiền. Đây là một bước rất quan trọng, bởi khi có được danh bạ điện thoại, tin nhắn, các app này sẽ thu thập thông tin về “khách hàng” lẫn người thân, bạn bè, đồng nghiệp của các “con nợ” để sau đó thực hiện việc đòi nợ. Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, chỉ cần người vay trễ hạn trả là các app sẽ “khủng bố” bằng hàng trăm cuộc gọi từ nhiều số liên lạc khác nhau.

Theo cơ quan chức năng, trước thực trạng trên cho thấy, dịch vụ cho vay tiền qua app đã sử dụng đủ chiêu trò tinh vi và để lại nhiều hệ lụy cho người vay và xã hội. Vì vậy, người vay cần phải hết sức cẩn trọng.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đua AI tại Trung Quốc đang mở rộng mạnh mẽ, không chỉ dừng lại ở DeepSeek mà còn có Zhipu AI và nhiều công ty khác. (Ảnh: SCMP)

Khoa học công nghệ đang thay đổi thế giới

(PLVN) - Những năm gần đây, sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã định hình lại cách con người tương tác với công nghệ và thế giới xung quanh. Hai trong số những phát triển nổi bật nhất là ChatGPT của OpenAI và DeepSeek, một startup AI đến từ Trung Quốc. Cả hai mô hình AI này đều minh chứng cho sức mạnh của khoa học và công nghệ trong việc định hình thế giới - một kỷ nguyên mới, nơi AI không chỉ hỗ trợ mà còn thay đổi cách sống và làm việc.

Đọc thêm

Xe lưỡng cư tự hành có thể di chuyển trên cả đường bộ và đường thủy

Chiếc xe tự hành có thể di chuyển trên cả đường bộ và đường thủy. (Ảnh: Design Boom)
(PLVN) - Nhà thiết kế Bernardo Pereira vừa giới thiệu phiên bản cải tiến của Crosser, mẫu xe tự hành lưỡng cư có thể di chuyển linh hoạt cả trên đường bộ lẫn đường thủy. Ý tưởng này ra đời nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đô thị, cho phép phương tiện dễ dàng chuyển từ đường bộ sang mặt nước khi cần thiết.

Mận Úc ra mắt người tiêu dùng Việt

Ông Jonathon Saw - Tham tán Thương mại thuộc Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện.
(PLVN) -  Mận Úc chính thức được giới thiệu đến người tiêu dùng ở 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sự kiện do Summerfruit Australia và Horticulture Innovation Australia (một tổ chức nghiên cứu và phát triển phi lợi nhuận, dành riêng cho ngành nông sản của Úc) tổ chức.

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu
(PLVN) - Nghề nuôi chim yến phát triển khá nhanh trong những năm qua tại Bạc Liêu, nhất là tại các khu vực nội thành phố, thị xã, thị trấn… Đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tiếng ồn từ âm thanh dẫn dụ chim yến đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ô nhiễm tiếng ồn và vệ sinh môi trường…

Các hãng xe Trung Quốc chạy đua tích hợp DeepSeek AI vào ô tô thông minh

Hình minh họa (Nguồn: DeepSeek )
(PLVN) - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố cốt lõi trong cuộc cách mạng xe thông minh tại Trung Quốc. Với hơn 20 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, mô hình AI DeepSeek đang được các hãng xe lớn của Trung Quốc gấp rút tích hợp để tạo ra những chiếc xe thực sự thông minh.

Giá vàng tăng mãi đến bao giờ?

Giá vàng tiếp tục lập đỉnh (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Giá vàng tiếp tục lập đỉnh mới khi thị trường thế giới bứt phá trên ngưỡng 2.900 USD/ounce, kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh. Vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt áp sát mức cao kỷ lục, phản ánh nhu cầu trú ẩn gia tăng trong bối cảnh bất ổn thương mại toàn cầu. Liệu đà tăng này sẽ còn kéo dài đến bao giờ?

Apple phát triển robot đèn bàn

Robot đèn của Apple có thể thể hiện niềm vui và nỗi buồn, thậm chí có thể nhảy một điệu nhỏ. (Ảnh: Apple)
(PLVN) - Lấy cảm hứng từ Luxo Jr., chiếc đèn bàn biểu tượng của Pixar, Apple vừa giới thiệu một nghiên cứu đột phá về cách làm cho robot trở nên biểu cảm hơn.

Chuyên gia cảnh báo 'khoảng trống' nhân lực an ninh mạng

Hội thảo An ninh Dữ liệu trên không gian mạng. (Ảnh trong bài: HHANMQG)
(PLVN) - Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng, đặc biệt khi có nhiều sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm. Các kỹ thuật tấn công mạng ngày càng tinh vi, vũ khí mạng được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng khả năng dò tìm, khai thác lỗ hổng…

Từ chuyện bát bún riêu 400.000 đồng - đừng 'đùa' với niêm yết giá

3 bát bún riêu của nhóm khách ăn lúc 1h mùng 1 Tết bị thu giá 1,2 triệu đồng (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, một trong những chủ đề dư luận quan tâm là câu chuyện “bát bún 400 ngàn đồng” tại Hà Nội. Theo đó, một quán bún đã có hơn 30 năm bán hàng nhưng không niêm yết giá, bị một khách “tố” trên mạng xã hội là lấy 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún, nghĩa là bát bún giá đến 400 ngàn đồng. Đó quả là một cái giá “mắc khủng khiếp”.