Tận diệt lan rừng

Lan rừng được bày bán ở đường Hai Bà Trưng, TP.Pleiku
Lan rừng được bày bán ở đường Hai Bà Trưng, TP.Pleiku
(PLO) - Chơi lan là một thú chơi tao nhã nhưng đang bị thương mại hóa. Điều này đã khiến cho những lan rừng bị người dân đổ xô khai thác một cách vô tội vạ. Loài hoa được ví như “nữ hoàng” này ngày càng hiếm và có nguy cơ biến mất khỏi núi rừng Tây Nguyên.

Lan rừng “ngập” phố

Dọc các tuyến đường Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng ở TP.Pleiku (tỉnh Gia Lai) và nhiều nơi trên tuyến quốc lộ ở bắc Tây Nguyên đầy rẫy các điểm bán lan rừng. Lan ở đây chủ yếu các loài như long tu, đai châu, thủy tiên... với giá từ 200 - 1,5 triệu đồng/giò. 

Anh Nguyễn Quang Trưởng đang lựa mua lan ở một điểm trên đường Hai Bà Trưng cho biết, anh chơi lan rừng đã hơn 3 năm. Mỗi lần rảnh rỗi và có điều kiện, anh thường dạo quanh các điểm bán lan trong địa bàn TP.Pleiku để sưu tập những giống lan rừng mới.

“Chơi lan rừng cũng có cái hay của nó. Mỗi khi đi làm về được tự tay chăm sóc và ngắm những cánh lan rừng, tôi cảm thấy tinh thần thoải mái. Các con tôi cũng thích thú với công việc cầm bình tưới nước cho lan.

Mỗi lần chăm lan là cả nhà rộn tiếng cười, vui vẻ hẳn lên. Cái độc đáo của lan rừng là vừa có sắc thắm vừa thoảng hương thơm. Đối với lan nhập ngoại tuy sắc màu rực rỡ nhưng rất hiếm loài có hương”, anh Trưởng cho biết.

Cây lan giã hạc của nghệ nhân Cường Khuê Các bán với giá 1,1 tỷ đồng
Cây lan giã hạc của nghệ nhân Cường Khuê Các bán với giá 1,1 tỷ đồng

Chơi lan cũng rất công phu: “Lúc mới chơi lan, tôi mua 10 giò về chăm thì một thời gian chỉ còn 3 giò sống, còn lại chết hết. Bây giờ đã có kinh nghiệm nên cũng đỡ hơn trước, nhưng vẫn chết lai rai. Nhiều tay chơi chuyên nghiệp vẫn trồng không thành công nhiều giống lan rừng quý hiếm. Vì vậy, việc lan chết là điều không thể tránh khỏi”, anh Trưởng cho biết.

Cũng chính vì phong trào lan rừng nở rộ nên giá cả một số loại lan tăng nhanh. Theo các chủ hàng, hiện giá lan rừng tăng khá nhanh, đặc biệt là các dòng lan quý như giả hạc, hoàng nhạn tháng tám… hiện có giá hơn 2 triệu đồng/giò, từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ tăng giá lên nữa.

“Cận Tết Nguyên đán, lượng người mua rất lớn. Đặc biệt là giả hạc, mấy hôm nay nhiều người hỏi mua mà không có hàng. Nhiều năm trước, nếu khách cần mua lan rừng với số lượng lớn thì tôi có thể cung cấp, còn nay ngày có ngày không và số lượng lan thu mua được rất ít.

Người dân đi tìm lan phải vào tận rừng sâu, thậm chí đi nhiều ngày cũng không tìm được giò lan nào”, chị Nguyễn Hoàng V. (chủ một điểm bán lan ở đường Trần Hưng Đạo) cho biết.

Nguy cơ tuyệt chủng

Có cầu ắt có cung, để phục vụ nhu cầu của người chơi hoa lan, hiện nay nhiều nhóm người kéo nhau vào rừng săn lùng lan rừng mang đi bán. Việc khai thác lan rừng một cách vô tội vạ khiến nhiều loại hoa lan đẹp và quý hiếm có nguồn gốc từ thiên nhiên đang dần tuyệt chủng.

Để có những cụm lan mang xuống phố núi, nhiều người phải đi bộ lên núi nhiều ngày, leo lên những cây cao. Công việc ấy không hề đơn giản bởi lẽ những loài lan rừng thường mọc tận rừng sâu, trên cây cao, bên ven suối hiểm trở. Vì thế, những ngày đi săn lan rừng quả là công việc vừa mệt nhọc, vừa nguy hiểm. 

Anh Th. đem lan rừng đến bán tại một điểm trên đường Trần Hưng Đạo cho biết, bây giờ kiếm lan rừng khó và hiếm, có khi vài ngày đi rừng mới được một cụm. Giờ nhiều người đi tìm nên lan rừng ngày càng ít đi. Riêng những loại như giả hạc, hoàng nhạn tháng 8… đi tìm đỏ mắt cả tháng cũng chưa chắc đã tìm được.

“Người săn lan rừng phải có tính kiên nhẫn, đôi khi phải đối mặt với mạo hiểm. Cũng vì cuộc sống nên chúng tôi chấp nhận mạo hiểm để săn loài hoa này”, anh Th. cho biết.

“Muốn những cụm lan rừng còn mang vẻ nguyên sơ tự nhiên, khi mang về, vừa phải chăm chút cho lan không bị chết, bị héo úa, vừa giữ lại nguyên vẹn sự xù xì, rêu phong. Có như vậy, khi mang xuống phố, lan rừng mới bán được giá cao”, anh Th. cho biết.

Theo anh Công, với việc săn tìm như hiện nay, nguy cơ tuyệt chủng lan rừng là không xa
Theo anh Công, với việc săn tìm như hiện nay, nguy cơ tuyệt chủng lan rừng là không xa

Cùng với việc khai thác ồ ạt để phục vụ nhu cầu chơi lan như hiện nay, việc bảo tồn những loài lan quý hiếm trong môi trường tự nhiên là vô cùng khó khăn. Nhiều cánh rừng ở vùng cao đang bị tàn phá, những cây cổ thụ bị triệt hạ không thương tiếc thì môi trường sinh sống của các loài hoa lan cũng đang dần bị thu hẹp.

Những cánh rừng khát và khô cằn phô ra sự trọc lóc, không còn những tán cây rừng che chắn và giữ nước, khiến cho những nhánh hoa lan rừng cùng dần dần bị biến mất.

Theo anh Võ Văn Công (người có tiếng trong giới chơi lan ở TP.Pleiku và là người đã tìm ra loại lan quý mới mang tên hoàng thảo Võ Công - tên khoa học là Dedrobium Congianum) cho rằng, Việt Nam là nước nhiệt đới với nhiều vùng tiểu khí hậu nên có rất nhiều lan rừng.

Theo anh tìm hiểu, Việt Nam hiện có hơn 1.100 giống lan. Tuy nhiên, sự suy giảm của lan rừng ở khu vực Tây Nguyên với hệ số sụt giảm cực lớn.

“Những năm gần đây rất nhiều người trồng lan, đặc biệt là lan rừng. Để có được những gốc lan quý mọi người đã đổ xô vào những cánh rừng lớn đề tìm lan. Tôi nghĩ cứ cái đà khai thác ồ ạt như hiện nay, nguy cơ tuyệt chủng lan rừng sẽ là không xa.

Gần đây những dòng lan rừng quý như giả hạc, trầm tím đang dần hiếm hoi. Cũng vì vậy mà nhiều lần tôi gom những quả lan để lấy hạt vào rừng gieo, tránh cho nhiều giống lan khỏi nguy cơ tuyệt chủng”, anh Công cho biết.

Được biết, GS.TS. Leonid Averyanov (người Nga, một trong những chuyên gia hàng đầu về thực vật học) cũng ấn tượng mạnh với sự phong phú của lan rừng Việt Nam. Ông cũng là người góp phần phát hiện ra 3 chi mới và 51 loài lan mới, trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam. Trong một lần nói về lan rừng, ông đã lo lắng trước nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài lan đặc hữu của nước ta.

Lan giả hạc đột biến giá gần 7 tỷ đồng

Mới đây, vào ngày 29/12/2018, tại nhà hàng Victory ở thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra buổi giao dịch cây lan giã hạc đột biến hay còn gọi là lan phi điệp với giá 1,1 tỷ đồng.

Theo ông Trần Kiên - Chủ nhiệm CLB Hoa lan Chư Sê, cây lan này của nghệ nhân Cường Khuê Các tại huyện Chư Sê mua về và nhân giống. Tại thời điểm giao dịch, cây lan đang có 3 thân chính, 1 thân tơ, trong đó có 1 thân đang ra hoa với 5 cánh trắng. Được biết, người mua cây lan là anh Trương An Thảo thuộc CLB Hoa lan Bình Dương. Lan giã hạc đột biến được xem là loại lan có giá trị cao nhất trên thị trường. 

Trước đó, vào cuối tháng 9/2018, CLB Hoa lan đột biến sông Hàn (TP.Đà Nẵng) đã thực hiện giao dịch mua gốc lan giả hạc đột biến 5 cánh trắng từ một chủ nhân ở tỉnh Ninh Thuận với giá 6,8 tỷ đồng. 

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…