Tấn công và phản công

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh từ internet)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh từ internet)
(PLO) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức khai hoả cuộc xung khắc thương mại với những đối tác kinh tế và thương mại quan trọng nhất của nước Mỹ. 

Từ ngày 1/6 vừa qua, phía Mỹ chính thức áp thuế quan bảo hộ mậu dịch đối với sản phẩm nhôm và thép của EU kèm theo lời doạ dẫm là tới đây còn đối với cả sản phẩm là ô tô. Trước đó, phía Mỹ đã ban hành những biện pháp còn mạnh hơn và phạm vi lớn hơn đối với sản phẩm của Trung Quốc. 

Ông Trump đưa ra những quyết sách này trong nhận thức rằng phía Mỹ sẽ bị các đối tác trả đũa và thậm chí còn cả phản công lại. EU và Trung Quốc đều đã tuyên bố cũng sẽ áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với hàng hoá của Mỹ xuất khẩu vào thị trường của họ. EU, Canada hay Nhật Bản đồng thời còn cho biết sẽ khởi kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 

Điều đáng chú ý ở đây là phía Mỹ phát động cuộc tấn công thương mại với vũ khí là thuế quan bảo hộ này khi các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ nỗ lực thương thảo với Mỹ để đạt thoả thuận giúp tránh được xung khắc thương mại và càng không để xảy ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và họ. Phía Mỹ gần như không quan tâm để ý gì đến những đề nghị thoả hiệp của EU. Phía Mỹ cũng không chờ đợi đến khi ngã ngũ việc đàm phán lại với Canada và Mexico về Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (Nafta) thành công hay thất bại. 

Với Trung Quốc, cách làm của Mỹ càng lạ lùng hơn khi cách đó không lâu hai bên đã đạt được thoả thuận giúp hai bên đều có thể cho là chiến tranh thương mại không xảy ra. Như thế đủ để thấy ông Trump và cộng sự quyết chí thực thi các biện pháp chính sách bảo hộ thương mại bằng mọi giá và không có chủ ý đạt được thoả thuận với các đối tác. Có lẽ chính vì thế mà các đối tác kia phải cả phản công lại chứ không chỉ có ứng phó đơn thuần. Về các phương diện khác thì không nói chứ về kinh tế và thương mại thì tất cả các đối tác này sẽ chỉ thua nhiều hơn thắng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.