Taliban "phớt lờ" mối nguy từ việc lính Afghanistan do Mỹ huấn luyện gia nhập IS

Một thành viên IS (bịt mắt) bị Lực lượng Đặc nhiệm Taliban ở Kabul, Afghanistan, ngày 5/9/2021. Ảnh: Reuters / WANA
Một thành viên IS (bịt mắt) bị Lực lượng Đặc nhiệm Taliban ở Kabul, Afghanistan, ngày 5/9/2021. Ảnh: Reuters / WANA
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Taliban từ lâu đã cáo buộc Washington tài trợ cho ISIS, và giờ là "gián tiếp" khi ngày càng có nhiều binh sĩ Afghanistan và quan chức tình báo do Mỹ đào tạo đang gia nhập hàng ngũ của nhóm khủng bố để chống lại nhóm chiến binh đang kiểm soát quốc gia này.

Mỹ đã chi 88 tỷ đô la để trang bị và huấn luyện quân đội Afghanistan, chỉ để các lực lượng Afghanistan sụp đổ trước cuộc tái chiếm nhanh như chớp của Taliban vào tháng 8. Mặc dù Taliban đã hứa ân xá cho những nhân viên này, nhưng những câu chuyện về các cuộc trả thù bằng bạo lực đã lan truyền.

Theo Wall Street Journal, một số lượng "tương đối nhỏ, nhưng đang tăng lên" các cựu binh sĩ Afghanistan và điệp viên đang đổ xô gia nhập tổ chức duy nhất hiện đang chống lại sự cai trị của Taliban - Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS, trước đây là ISIS).

Chi nhánh ở Afghanistan của IS là IS-K đang ráo riết thu nhận những tân binh do Mỹ đào tạo này. Theo các cựu quan chức an ninh và các thành viên Taliban mà Wall Street Journal đã nói chuyện, một số cựu quân nhân chính phủ cho biết, nếu có kháng cự, họ sẽ tham gia kháng chiến,” cựu điệp viên Rahmatullah Nabil nói với tờ báo và nói thêm rằng “Vào thời điểm hiện tại, ISIS là nhóm vũ trang duy nhất đối kháng với Taliban ở Afghanistan”.

Mặc dù IS-K và Taliban đều là các nhóm theo chủ nghĩa chính thống Hồi giáo, nhưng hệ tư tưởng của họ khác nhau. Taliban là một tổ chức chủ yếu theo chủ nghĩa dân tộc Punjabi không có mục tiêu rõ ràng nào vượt ra ngoài biên giới của Afghanistan và không khoan nhượng với các giáo phái Hồi giáo khác của đất nước.

Lực lượng an ninh Afghanistan canh chừng tại địa điểm xảy ra vụ nổ bom xe ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: Reuters/Stringer

Lực lượng an ninh Afghanistan canh chừng tại địa điểm xảy ra vụ nổ bom xe ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: Reuters/Stringer

Ngược lại, IS-K coi người Shiite và các giáo phái Hồi giáo khác là những kẻ bội đạo và nhằm mục đích thiết lập một vương quốc Hồi giáo trên toàn thế giới, như IS đã cố gắng thực hiện vài năm trước ở Iraq và Syria.

Ban đầu bị Taliban trấn áp, IS-K trỗi dậy trong bối cảnh hỗn loạn khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, thực hiện một vụ đánh bom liều chết bên ngoài sân bay Kabul vào tháng 8 khiến khoảng 200 người Afghanistan và 13 lính Mỹ thiệt mạng. Đối với quân đội Mỹ, đó là ngày đẫm máu nhất ở Afghanistan kể từ năm 2011.

Không rõ “chuyên môn quan trọng trong kỹ thuật thu thập thông tin tình báo và chiến tranh” mà những tân binh này sẽ mang lại cho IS-K là gì, trong bối cảnh quân đội Afghanistan được cho là có 300.000 quân đã bỏ chạy hoặc đầu hàng.

Cơ quan an ninh Hoa Kỳ đã bắt đầu báo động về sự trỗi dậy của ISIS-K, với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Colin Kahl nói với Thượng viện vào tuần trước rằng nhóm này có thể sẵn sàng tấn công phương Tây từ Afghanistan trong vòng sáu tháng.

Nhưng Taliban không thực sự quan tâm đối phó với IS. Mawlawi Zubair, một chỉ huy cấp cao của Taliban, nói với Wall Street Journal: “Chúng tôi không phải đối mặt với mối đe dọa và cũng không lo lắng về chúng. Chúng tôi không cần, thậm chí chỉ nhu cầu nhỏ, để tìm kiếm sự hỗ trợ từ bất kỳ ai chống lại ISIS”.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.