Tại sao sau tiêm vaccine COVID-19 không sốt?

Mỗi cơ thể có một phản ứng khác sau khi tiêm vaccine. Ảnh: Ngọc Nga
Mỗi cơ thể có một phản ứng khác sau khi tiêm vaccine. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hầu hết tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19 là những phản ứng thông thường liên quan đến phản ứng tại vị trí tiêm và các triệu chứng “giả cúm” như đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, chóng mặt, đau cơ, nhịp tim nhanh… Tuy nhiên, có một số người sau tiêm vaccine COVID-19 không gặp những phản ứng phụ như trên. 

Mỗi cơ thể có một cách phản ứng khác nhau

Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, khi tiêm vaccine vào cơ thể, tức là cũng giống như việc đưa một chất lạ hay thậm chí là có những trường hợp đưa hẳn tác nhân giống như tác nhân gây bệnh vào cơ thể. Cơ thể sẽ nhận biết những cái nhìn đó và từ đó thì tạo ra những kháng thể cũng như những tế bào đặc hiệu để chống lại những cái tác nhân gây bệnh. Và khi những tác nhân gây bệnh thực sự khi mà nó vào cơ thể thì sẽ tiêu diệt những người bệnh đó. Như vậy, trong quá trình này sẽ xảy ra hoạt động kích hoạt hệ thống miễn dịch.

Theo TS Thái: “Tương tự như việc một người bị nhiễm bệnh thì cơ thể con người sẽ đáp ứng với những chất lạ theo nhiều cách khác nhau và có rất nhiều trường hợp giống như đã thấy, có người nhiễm COVID-19 nhưng hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng. Vậy, khi có người tiêm vaccine cũng sẽ có người có phản ứng và người không có phản ứng”.

TS Thái cho biết thêm, số lượng người sau tiêm vaccine không có phản ứng có thể chiếm tới 40%. Và trường hợp này hoàn toàn bình thường. Tự như trường hợp tiêm xong về lại có những phản ứng khó chịu như sốt như là đau ở chỗ tiêm cũng là những cái phản ứng rất là bình thường. "Bởi vì mỗi cơ thể là một thế giới riêng, mỗi cơ thể có cách đáp ứng khác nhau đối với những cái chất lạ từ bên ngoài vàng, đối với những kháng nguyên lạ từ bên ngoài vào và người ta cũng không phải là căn cứ vào vấn đề là có hay không có các phản ứng bất lợi đó để nói rằng là người ta có miễn dịch hay không”, ông nói.

TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: Viettimes

TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: Viettimes

Cơ thể vẫn được bảo vệ

Theo BS Thái, đáp ứng sau tiêm của mỗi người là khác nhau. Mặc dù đã có một số tổng kết về vaccine chỉ ra rằng, hầu hết những vaccine sinh ra miễn dịch mạnh mẽ thì người tiêm loại vaccine đó cũng sẽ có phản ứng phụ khá mạnh. Ví dụ những vaccine như Pfizer hay Moderna… những loại vaccine này làm cho người tiêm có cảm giác giống như trải qua một lần nhiễm virus. Cơ thể mệt mỏi vì phải chiến đấu với các kháng nguyên được tạo ra của vaccine, từ đó tạo ra kháng thể mạnh mẽ.

“Tuy nhiên chúng ta cũng không thể nói được rằng với những người không có ghế đáp ứng gì sau tiêm, lại không có miễn dịch. Thực tế cho thấy rằng là cũng mỗi cơ thể người ta lại có một sự đáp ứng khác nhau đối với cả những chất kháng nguyên từ bên ngoài, những chất lạ từ bên ngoài vào bên trong cơ thể và vẫn có những người là không hoàn toàn không có đáp ứngnhưng lại có miễn dịch rất mạnh mé. Bởi họ đã có những phơi nhiễm tương tự với những tác nhân tương tự trong quá khứ. Do đó khi tiêm vaccine cơ thể họ dễ dàng vượt qua và có được đáp ứng miễn dịch rất tốt”, bác sĩ Thái nhấn mạnh.

Vì vậy, theo bác sĩ Thái, nếu chỉ căn cứ vào những phản ứng phụ sau tiêm để đánh giá cơ thể có sinh miễn dịch hay không là hoàn toàn không chính xác. Muốn biết có miễn dịch phòng bệnh tốt hay không thì phải thông qua việc kháng thể tạo ra từ những người đó như thế nào và khả năng chống chịu của họ khi mà gặp.

“Thực tế cho thấy rằng là những người dù là không có những đáp ứng bất lợi sau tiêm thì những người này vẫn được bảo vệ tốt đối với cả tác nhân gây bệnh là virus SARS-CoV-2”, bác sĩ Thái cho biết.

"Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.