Tại sao lại biến thành... cha mẹ độc hại?

Tại sao lại biến thành... cha mẹ độc hại?
(PLVN) - Cha mẹ là những người gieo hạt giống tinh thần và cảm xúc trong ta – những hạt giống sẽ trở thành chính ta sau này. Trong một số gia đình, có những hạt giống yêu thương, tôn trọng và độc lập. Nhưng trong nhiều gia đình khác, có những hạt giống sợ hãi, bổn phận hay tội lỗi.

“Cha mẹ độc hại”- cuốn sách do Skykids giới thiệu đã bán trên một triệu bản viết về chủ đề khá nhạy cảm đó là cha mẹ độc hại và bạo hành gia đình. Nền văn hóa nước ta rất đề cao gia đình và sự thiêng liêng của nó. Nhưng chúng ta lại làm ngơ trước thực tế rằng không phải mọi đứa trẻ đều được sinh ra trong gia đình lành mạnh, hạnh phúc.

Có hàng triệu đứa trẻ ngoài kia ngày ngày phải chung sống, chịu đựng những bậc cha mẹ độc hại, bạo hành chúng về thể xác và tinh thần. Và bạn gần như không thể tìm thấy một cuốn sách nào bằng tiếng Việt viết về những bậc cha mẹ độc hại này.

Khi bạn còn nhỏ cha mẹ có nói rằng bạn tồi tệ hay vô tích sự không? Họ có đánh bạn bằng thắt lưng, cành cây hay những đồ vật khác? Rồi kể cả sau này khi đã trưởng thành, có bao nhiêu quyết định chính trong cuộc sống của bạn đều phải dựa trên sự cho phép của cha mẹ?

Nếu câu trả lời của bạn là “có” dù chỉ là một phần nhỏ trong số những câu hỏi được đặt ra thì cuốn sách này giành cho bạn. Mọi cha mẹ độc hại, bất kể bản chất lạm dụng của họ là gì, về cơ bản đều để lại những vết sẹo giống nhau. 

Cha mẹ chưa trọn vẹn; Cha mẹ kiểm soát; Cha mẹ nghiện rượu; Cha mẹ bạo hành lời nói; Cha mẹ bạo hành thể xác; Cha mẹ lạm dụng tình dục là 6 kiểu cha mẹ độc hại mà nhà trị liệu tâm lý Susan Forward đã chỉ ra trong cuốn sách.

Sau khi mô tả về các kiểu cha mẹ độc hại, trong phần hai của cuốn sách, tác giả thảo luận về những việc mà đứa con lớn lên trong gia đình độc hại có thể thực hiện để cứu giúp bản thân họ. Trong một chương có tựa đề ấn tượng “Bạn không cần phải tha thứ”, Tiến sỹ Forward cho rằng sự tha thứ không chỉ là điều vô nghĩa cho quá trình chữa lành tổn thương mà trên thực tế nó còn gây hại cho việc phục hồi.

Tác giả cuốn sách là Tiến sỹ Susan Forward và Craig Buck. Tiến sỹ Susan Forward là nhà trị liệu tâm lý, giảng viên và tác giả nổi tiếng thế giới, với những cuốn sách được tạp chí New York Times xếp loại bestseller gồm Toxic Parents (Cha mẹ độc hại), Men Who Hate Women and the Women Who Love Thm (Những người đàn ông ghét đàn bà và những người đàn bà yêu họ), cũng như Obsessive Love (Tình yêu ám ảnh); Betrayal of Innocence: Incest and Its Devastation (Loạn luân và sự tàn phá); Money Demons (Đồng tiền ma quỷ); Emotional Blackmail (Hăm doạ cảm xúc); When Your Lover Is a Liar (Khi người yêu bạn là kẻ nói dối); và Toxic In-Laws (Cha mẹ chồng/vợ độc hại). Bà chủ trì chương trình nói chuyện hằng ngày trên radio ABC trong 5 năm. Bà cũng có nhiều đóng góp cho xã hội với tư cách là một nhà trị liệu nhóm, người hướng dẫn và tư vấn tại nhiều cơ sở y tế và tâm thần ở Nam California và bà đã thành lập trung tâm điều trị lạm dụng tình dục tư nhân đầu tiên ở California.

Còn Craig Buck là một nhà làm phim và truyền hình, viết nhiều bài về hành vi con người cho nhiều tạp chí và tờ báo quốc ngữ. Ông là đồng tác giả cuốn sách Toxic Parents, Obsessive Love, Betrayal of Innocence, and Money Demons với Susan Forward. Ông hiện đang sống ở Los Angeles với vợ và con gái.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...