Tại sao doanh nghiệp đòi nợ phải có vốn pháp định 2 tỷ đồng?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đề xuất tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn điều lệ 2 tỷ đồng đang khiến cộng đồng doanh nghiệp băn khoăn về mục tiêu quản lý.

Lo ngại về “an ninh, trật tự” (!) 

Theo giải thích của Bộ Tài chính về điều kiện kinh doanh (khoản 9, 10 Điều 1 Dự thảo sửa đổi Điều 13, 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP), thì “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề nhạy cảm trên phương diện an ninh, trật tự do các sai phạm chủ yếu của doanh nghiệp kinh doanh đòi nợ hiện nay là các sai phạm về an ninh, trật tự (doanh nghiệp sử dụng các biện pháp thu hồi nợ bất hợp pháp kiểu “xã hội đen”). Trên phương diện kinh doanh, kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng như hoạt động kinh doanh thông thường khác, tự chủ về hoạt động và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của mình”. 

Như vậy, giải thích của Bộ Tài chính theo nội dung trên thì yếu tố quan trọng nhất tác động đến lợi ích công cộng, cần phải quản lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ đòi nợ là “an ninh, trật tự”.

Đứng từ góc độ tính chất và tác động của dịch vụ này, quan ngại về nguy cơ an ninh, trật tự là hoàn toàn hợp lý và do đó việc kiểm soát hoạt động kinh doanh này từ góc độ “an ninh, trật tự” là cần thiết. Mặc dù vậy, hiện tại, ngành nghề này được xác định là ngành nghề phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Như vậy, yếu tố tác động đến “an ninh, trật tự”, vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm đối với ngành nghề này, đã được kiểm soát thông qua Giấy chứng nhận nói trên.

Do đó, góp ý vào Dự thảo Nghị định, các chuyên gia pháp luật và cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, cần đánh giá lại các điều kiện kinh doanh đang thiết kế đối với ngành, nghề dịch vụ đòi nợ ở Nghị định này trong bối cảnh nói trên để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước.

Vốn điều lệ 2 tỷ để làm gì?

So với Nghị định 104/2007/NĐ-CP thì Dự thảo điều chỉnh khái niệm từ “vốn pháp định” thành “vốn điều lệ” và vẫn giữ nguyên mức vốn là 2 tỷ đồng. Trong tờ trình gửi Chính phủ, Ban soạn thảo cũng không giải trình cụ thể về lý do và mục tiêu về việc yêu cầu mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Điều kiện này cũng là điều kiện mà cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia có ý kiến thời gian vừa qua. Trong các văn bản góp ý trước đây liên quan đến điều kiện kinh doanh của dịch vụ đòi nợ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng điều kiện về vốn của hoạt động kinh doanh này là chưa phù hợp với mục tiêu khi quy định về điều kiện kinh doanh. VCCI thắc mắc, không rõ tại sao doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ lại phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định? Nếu không có đủ nguồn vốn này thì các lợi ích công cộng nào sẽ bị tác động? Không nhận thấy tác động đáng kể nào từ hoạt động kinh doanh này liên quan đến lợi ích công cộng.

Các chuyên gia từ VCCI cho rằng, xét bản chất, mối quan hệ giữa chủ nợ và doanh nghiệp đòi nợ được xác lập trên cơ sở các thỏa thuận tư. Những rủi ro phát sinh từ hoạt động đòi nợ (doanh nghiệp đòi nợ không trả lại số tiền nợ đã đòi được từ con nợ cho chủ nợ) thì sẽ được giải quyết tranh chấp trên cơ sở hợp đồng của hai bên. Khi đó, khoản tiền vốn pháp định mà doanh nghiệp phải đáp ứng sẽ không phải là yếu tố đảm bảo cho quyền lợi của chủ nợ, đó là chưa kể, khoản nợ có thể lớn hơn rất nhiều con số 2 tỷ đồng. 

Đối với mục tiêu đảm bảo an ninh trật tự - vấn đề đang được xem là cơ bản, cần phải quản lý đối với hoạt động kinh doanh này, chưa có bằng chứng nào rõ ràng về việc những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế sẽ đảm bảo tuân thủ pháp luật về an ninh trật tự hơn là các doanh nghiệp không có tiềm lực kinh tế. 

Vì vậy, các chuyên gia pháp luật cho rằng, việc áp đặt điều kiện về vốn ban đầu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là chưa hợp lý, cần cân nhắc bãi bỏ. 

Tin cùng chuyên mục

UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Cần sớm thông tin vấn đề liên quan Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu

UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Cần sớm thông tin vấn đề liên quan Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu

(PLVN) - Liên quan đến đơn thư của người dân tổ 8, đường Phan Bá Vành, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội cho rằng “Cty CP Đầu tư và Xây dựng quốc tế VIGEBA không thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án tại các lô HH2, CT5, NT2 thuộc Khu đô thị Thành phố giao lưu”; Báo PLVN đã chuyển đơn, liên hệ nhiều lần, nhưng chưa nhận được thông tin phản hồi.

Đọc thêm

Cần làm gì khi ký tên nhầm trên hộ chiếu?

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người khi ký tên trong hộ chiếu do chủ quan hoặc không để ý đã ký nhầm vào phần dành cho người khác, hoặc ký vào cả phần dành cho mình lẫn phần dành cho người khác. Việc này có gặp khó khăn khi xuất nhập cảnh không và cần xử lý thế nào?

Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk

Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk chính thức ra mắt từ ngày 24/11/2024.
(PLVN) - Theo lãnh đạo của VNPT Đắk Lắk, việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Pickleball VNPT Đắk Lắk là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của lãnh đạo, công đoàn, Bưu chính viễn thông Đắk Lắk đến sức khỏe và đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên và người lao động...

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, lãnh đạo Bộ GTVT giai đoạn 2011-2021

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan đến Bộ GTVT.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bảo đảm quyền lợi khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn đọc Minh Phúc (Hà Nội): Tôi vừa ký hợp đồng chuyển nhượng 1 thửa đất tại huyện Đông Anh vào đầu tháng 10 năm 2024, đang làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai thì phát hiện thửa đất nằm trong quy hoạch, có khả năng sẽ bị thu hồi để mở rộng đường. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?

Quy định mới về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Một số doanh nghiệp cho rằng cần thêm khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị

DN ủng hộ việc tăng cường quản lý để phát triển bền vững thị trường VLXD, nhưng đề xuất có lộ trình phù hợp. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Ủng hộ việc tăng cường quản lý nhà nước để phát triển bền vững, ổn định thị trường vật liệu xây dựng (VLXD), song một số doanh nghiệp (DN) cho rằng quy định của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD vừa ban hành sẽ có hiệu lực từ 16/12/2024 là hơi gấp gáp, DN nêu ý kiến cần thêm thời gian để chuẩn bị; do thực hiện chứng nhận hợp quy đối với hàng nhập khẩu phải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian.

Sở Xây dựng Hà Nội: Kiểm tra xác minh phản ánh “tháo dỡ công trình gây hư hại nhà hàng xóm”

Căn nhà ông Cảnh liền kề công trình đang được phá dỡ. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan đơn thư của ông Nguyễn Trọng Cảnh (ngụ ngách 23, ngõ 82, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) phản ánh nhà liền kề phá dỡ gây mất an toàn, ảnh hưởng tài sản, kết cấu nhà mình; đại diện Sở Xây dựng cho biết đã thực hiện kiểm tra, xác minh cũng như hỗ trợ UBND quận Đống Đa giải quyết theo thẩm quyền.

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài viết “Dấu hiệu gian dối trong hồ sơ khai tử “đại gia” nổi tiếng quận 8, TP HCM”, nhiều độc giả quan tâm, thắc mắc, đặt câu hỏi “chết thực tế ngày 20 nhưng gian dối khai tử lùi ngày thành 27/12 để làm gì?”. Đây cũng chính là vấn đề mà một số người liên quan sự việc đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.

Hà Nội: Thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí .
(PLVN) - Ngày 20/11/2024 , UBND Thành phố quyết định ban hành Quyết định số 6037/QĐ-UBND thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội” do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 4148/UBND-GPMB của UBND TX Nghi Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, trả lời Báo PLVN về giải quyết đơn thư của ông Lê Ngọc Thách (ngụ tổ dân phố Nam Châu, phường Hải Châu) theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 11186/UBND-TD ngày 2/8/2024.