Tại sao chưa phân loại phim truyền hình?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam hiện nay chỉ có phân loại phim đối với phim điện ảnh chiếu rạp. Còn phim truyền hình, công chiếu trên các đài quốc gia và địa phương hoàn toàn chưa có sự phân loại. Điều này được coi là trễ muộn so với nhiều nước trên thế giới.

Khó phân định đúng - sai

Việc phim truyền hình “Người phán xử”công chiếu trên giờ vàng của Đài Truyền hình quốc gia được nhận xét có “tình tiết cổ xúy cho hành vi vi phạm pháp luật, ví dụ phạm tội nhưng không bị xử lý, lối sống ích kỷ, một số phim phản ánh quá chân thực, quá chi tiết về sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, vô hình trung làm cho người xem nhận thức sai và bắt chước làm theo” trong phiên thảo luận về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua đã gây ra không ít tranh cãi trong dư luận.

Phim “Người phán xử” là tác phẩm Việt hóa thu hút nhiều khán giả theo dõi.

Phim “Người phán xử” là tác phẩm Việt hóa thu hút nhiều khán giả theo dõi.

Tuy nhiên, ý kiến chiều nào đi nữa thì người xem không thể phủ nhận rằng, bộ phim có chứa nhiều tình tiết bạo lực, đời sống băng đảng giang hồ, xã hội đen. Thời gian qua, phim truyền hình Việt cũng “mạnh bạo” hơn khi khai thác nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ cuộc sống ngầm đến gái mại dâm, ngoại tình, tình dục... Các tình tiết này xuất hiện hầu hết trong các phim ăn khách, được chiếu trong giờ vàng với đối tượng xem phim đa dạng từ người lớn đến trẻ nhỏ, xem chủ động hay thụ động.

Nhưng nếu để tranh cãi đúng hay sai, nên hay không nên là không dễ. Bởi vì mỗi một bộ phim sẽ phù hợp với một đối tượng cụ thể. Có thể những cảnh bạo lực, giết chóc hoặc hở hang táo bạo vô hại với người lớn ở một độ tuổi nhất định, nhưng lại gây tác hại đối với tâm lý, nhận thức của các em nhỏ.

Nhiều người cho rằng việc “cấm sóng” hoàn toàn các phim chứa tình tiết táo bạo sẽ dẫn đến mất đi sự phong phú, mới lạ của phim truyền hình. Hiện các phim truyền hình đang nỗ lực đổi mới, sáng tạo, tránh lối mòn và đi sâu sát vào đời sống hiện thực hơn. Nhưng nếu thả nổi thì sợ ảnh hưởng đến các lứa tuổi khác.

Một giải pháp được đặt ra là phân loại cho phim truyền hình để giới hạn các độ tuổi xem phim. Tại nhiều nước trên thế giới, việc phân loại phim đã được thực hiện từ rất lâu. Việt Nam hiện chỉ mới tiến hành phân loại phim điện ảnh chiếu rạp. Năm 2018, khi bộ phim truyền hình ăn khách “Quỳnh Búp bê” bị tạm ngừng phát sóng vì có nhiều yếu tố tình dục, bạo lực, vấn đề về phân loại phim truyền hình đã được đặt ra. Giờ đây, trước sự phát triển của truyền hình trong nước, câu chuyện phân loại phim truyền hình lại được nhắc đến.

Các nước phân loại phim như thế nào?

Hiện, hầu hết các quốc gia có nền điện ảnh phát triển trên thế giới đều có hệ thống phân loại phim truyền hình. Tại Anh, hệ thống phân loại phim truyền hình bao gồm U, PG, 12A, 15, 18 và R-18. Truyền hình Tây Ban Nha phân ra các loại: APTA (mọi đối tượng), 7+, 12+, 13+, 16+, 18+ và X. Tại Nhật phân loại theo G, PG-12, R15+ và R-18+. Các mức phân loại của Truyền hình Hàn Quốc bao gồm Tất cả mọi đối tượng, 12+, 15+, Thanh thiếu niên (18+) và Bị hạn chế (19+)…

Có thể thấy, mỗi nước có một hệ thống phân loại riêng, có điều chỉnh đôi chút khác nhau, có nước phân loại tỉ mỉ từng độ tuổi, có nước phân theo nhóm độ tuổi, nhưng tựu trung đều có chia loại cho thiếu niên, thanh niên từ 12-19 tuổi.

Truyền hình Mỹ được coi là có hệ thống phân loại phim tỉ mỉ, chi tiết từ người lớn đến trẻ em. Có thể tham khảo điều này trên nền tảng ứng dụng Netflix, nền tảng giải trí hàng đầu của Mỹ và thế giới hiện nay. Netflix áp dụng hệ thống phân loại của Mỹ bao gồm 16 cấp độ. Trong nhóm Trẻ em nhỏ nhất có G, TV-Y, TV-G. Nhóm Trẻ em lớn hơn có PG, TV-Y7, TV-Y7-FV, TV-PG, một vài phim thuộc nhóm PG-13 và TV-14. Nhóm Thiếu niên có PG-13, TV-14. Nhóm Người lớn có R, NC-17, TV-MA, UR, NR.

Các cấp độ khá phức tạp nhưng có thể hiểu là dao động từ G (bất cứ ai đều có thể xem) đến NR (không được xếp hạng, hay "ngoại hạng" và là bản không hề cắt gọt của một phim và không phù hợp với trẻ em hay thiếu niên. Người xem phim có thể thấy rõ các chi tiết phân loại được dán nhãn tại mỗi bộ phim: bạo lực, bạo lực tưởng tượng, hài, hài đen, tục, mô tả hành vi tình dục, có cảnh máu me… Hệ thống phân loại này cũng được Netflix áp dụng tương đối ở nhiều quốc gia ngoài Mỹ.

Với sự phân loại cụ thể này, mỗi người lớn có thể cân nhắc xem có phù hợp với sở thích của bản thân hay không, đồng thời có quyết định lựa chọn cho trẻ em xem hay không. Tất nhiên, phân loại cũng không phải tuyệt đối ngăn ngừa việc tiếp cận sai đối tượng. Chính vì thế, phụ huynh được khuyến cáo theo sát và có “hướng dẫn sử dụng” cho trẻ em xem phim truyền hình. Đã đến lúc, các nhà quản lý điện ảnh Việt nên cân nhắc đến câu chuyện “dán nhãn phim truyền hình” nhằm đạt được sự an toàn nhất định cho các đối tượng xem phim.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng- những dòng hồi ức trân quý trong “Những điều còn lại”

Thượng tướng Đỗ Căn - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trái) tặng hoa chúc mừng Trung tướng Phùng Khắc Đăng tại lễ ra mắt sách.
(PLVN) - Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn sách “Những điều còn lại”. Nổi bật trong cuốn sách là những ký ức sống động, trân quý về cuộc đời binh nghiệp, về đồng đội, về những chiến dịch, những trận đánh mà ông đã trải qua.

Kiên Giang tăng cường khai thác công nghiệp văn hóa

Những show diễn nghệ thuật mang đậm văn hóa dân gian đã ghi dấu ấn và khẳng định được thương hiệu riêng vốn có của vùng đất Phú Quốc.
(PLVN) - Kiên Giang đang tích cực khai thác các thế mạnh sẵn có để thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Điều này không chỉ giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có giá trị nghệ thuật và xã hội cao.

40 đơn vị lữ hành Trung Quốc khảo sát du lịch Quảng Ninh

Đoàn tìm hiểu thông tin tại Khu du lịch hang động Vũng Đục (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).
(PLVN) - Trong 4 ngày, từ 6-9/12, Sở Du lịch Quảng Ninh chủ trì tổ chức đoàn famtrip gồm 40 đơn vị lữ hành, hiệp hội du lịch Trung Quốc đi khảo sát nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại TP Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long và huyện Vân Đồn, Bình Liêu, mục tiêu kết nối và mở rộng thị trường khách du lịch.

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Cuốn sách “Đơn giản mà nói” (tựa gốc: Simply Put) của tác giả Ben Guttmann sẽ giúp bạn khám phá sức mạnh của sự đơn giản và cách sử dụng nó để truyền tải thông điệp hiệu quả.