Tại sao các vận động viên Nga lại thi đấu ở Thế vận hội Tokyo 2020 dưới cờ ROC?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tại Thế vận hội Tokyo 2020 đang diễn ra tại Nhật Bản, các vận động viên Nga thi đấu dưới cờ ROC. Vậy, tại sao Nga bị cấm tham dự Thế vận hội và ROC là gì?

Nga đã bị cấm tham dự Thế vận hội Tokyo vào tháng 12/2019 sau vụ bê bối doping khét tiếng liên quan tới Thế vận hội Sochi 2014, làm rung chuyển thế giới thể thao.

Lệnh cấm ban đầu có thời hạn 4 năm được giảm xuống còn 2 năm vào năm 2020, nhưng vẫn khiến đội tuyển Nga không thể chính thức góp mặt tại Thế vận hội Olympic ở Nhật Bản hoặc World Cup 2022 ở Qatar.

Tuy nhiên, các vận động viên Nga vẫn có mặt tại Tokyo 2020 nhờ sự xuất hiện của ROC – tên viết tắt của Ủy ban Olympic Nga.

Tại sao Nga bị cấm?

Nga bị kết tội liên quan đến một kế hoạch doping có tổ chức, trong đó có việc các quan chức Nga giả mạo dữ liệu mà Cơ quan chống doping Nga cung cấp.

Tòa án Trọng tài Thể thao nhận thấy Cơ quan chống doping của Nga đã không tuân thủ, và hội đồng ba thẩm phán nhất trí rằng Cơ quan chống doping Nga (Rusada) không cung cấp dữ liệu xác thực theo yêu cầu của Cơ quan chống doping thế giới (Wada).

Nga đã kiên quyết phủ nhận mọi liên quan đến một kế hoạch doping do nhà nước tài trợ, kháng cáo lệnh cấm ban đầu 4 năm tính từ năm 2019.

Các vận động viên Nga sau đó đã bị cấm thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc), và Nga bị cấm thi đấu môn điền kinh với tư cách quốc gia kể từ năm 2015.

Điều đó có nghĩa là tên, quốc kỳ và quốc ca của Nga sẽ không được phép xuất hiện tại Tokyo 2020 hoặc Bắc Kinh 2022, và nếu Nga đủ điều kiện tham dự World Cup 2022 tại Qatar, họ sẽ phải thi đấu dưới một cái tên trung lập.

Vận động viên bóng bàn Skachkov của Đội ROC tại Tokyo 2020. Ảnh: Getty

Vận động viên bóng bàn Skachkov của Đội ROC tại Tokyo 2020. Ảnh: Getty

Nga cũng sẽ bị cấm tham dự Thế vận hội Paralympic ở Tokyo vào mùa hè tới, cũng như bất kỳ sự kiện thể thao thế giới nào được Wada tham gia tổ chức cho đến khi lệnh trừng phạt kết thúc vào ngày 16/12/2022.

Nga sẽ chỉ được phục hồi sau lệnh cấm nếu nước này tôn trọng và tuân thủ các lệnh trừng phạt được áp đặt, nộp tất cả các khoản tiền phạt và đóng góp liên quan và tuân thủ các quy định của Wada.

Trong thời gian bị phạt, Nga cũng không được đăng cai hoặc tham gia tranh cử đăng cai bất kỳ sự kiện Olympic, Paralympic hoặc giải vô địch thế giới nào. Các quyết định trao quyền đăng cai cho Nga trước đó, nếu có, sẽ bị thu hồi.

ROC là gì?

ROC sẽ là đại diện của tổng số 335 vận động viên ở Thế vận hội Tokyo 2021.

ROC là viết tắt của Ủy ban Olympic Nga, được phép đại diện cho các vận động viên Nga, vì lệnh cấm không cấm hoàn toàn các vận động viên Nga thi đấu, chỉ buộc họ rút tên nước và quốc ca tại các sự kiện thể thao.

Theo Ủy ban Olympic Quốc tế, biểu trưng của ROC tách biệt với quốc kỳ Nga và tất cả các bộ quần áo phải có chữ ROC thay vì tên nước “Nga” hoặc “Ủy ban Olympic Nga”: “Tất cả các màn hình hiển thị công khai tên người tham gia của tổ chức phải sử dụng từ viết tắt “ROC”, không phải tên đầy đủ "Ủy ban Olympic Nga".

Nếu từ “Russia” (Nga) được nhìn thấy ở bất kỳ đâu, thì cũng phải kèm theo chữ “vận động viên trung lập”.

Các vận động viên thi đấu cho ROC là những người đã có thể chứng minh rằng họ hoàn toàn không dính líu đến vụ bê bối doping.

Quyết định “giơ cao đánh khẽ”?

Về mặt kỹ thuật, các vận động viên đang thi đấu cho cho “Ủy ban Olympic Nga”. Tuy nhiên, IOC cho rằng điều này sẽ khiến nhiều người bối rối.

Quả thực, không ít người cho rằng, biện pháp trừng phạt của IOC đối với Nga có vẻ hơi nực cười. Đội bơi nghệ thuật của Nga được phép thể hiện màn thi đấu của mình với một điệu punk có tên là “With Russia from Love”… nhưng IOC cắt bỏ từ “Russia”. Tại lễ trao huy chương, quốc ca Nga được thay thế bằng “Bản hòa tấu piano số 1” của Tchaikovsky - nhà soạn nhạc người Nga. Lá cờ được kéo lên không phải là cờ Nga, mà là một lá cờ có hình ngọn đuốc Olympic... với các màu xanh lam, đỏ và trắng của cờ Nga.

Các vận động viên đội thể dục nghệ thuật ROC nhận huy chương vàng trong Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 ngày 26/7/ 2021. Ảnh: Loic VENANCE/AFP.

Các vận động viên đội thể dục nghệ thuật ROC nhận huy chương vàng trong Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 ngày 26/7/ 2021. Ảnh: Loic VENANCE/AFP.

Không được phép treo cờ Nga tại bất kỳ địa điểm thi đấu nào, trong Lễ khai mạc hoặc bế mạc, nhưng cờ có thể được treo ở Làng Olympic. Và người Nga đã thiết kế đồng phục của họ theo ba màu yêu quý. “Nếu quốc kì không được treo, chính mỗi chúng tôi sẽ mang quốc kì”, Đội trưởng Đội bóng bầu dục Alena Tiron nói với hãng thông tấn Nga RIA Novosti, “Chúng tôi biết mình đại diện cho quốc gia nào.”

Sự kiện khiến Nga bị cấm diễn ra như thế nào?

Ủy ban Olympic quốc tế đã chính thức cấm Nga có mặt tại Thế vận hội Tokyo 2020 do những vụ bê bối doping trắng trợn từ hồi Thế vận hội Sochi 2014.

Câu chuyện tóm tắt như sau: Ở Sochi, có một phòng được xây dựng liền kề phòng xét nghiệm doping. Mỗi đêm, sau khi phòng xét nghiệm đóng cửa, người ta đưa mẫu bẩn ra và thay thế mẫu sạch vào.

Tại Thế vận hội đó, Nga giành được nhiều huy chương nhất. Không một vận động viên Nga nào có kết quả xét nghiệm dương tính với chất kích thích. “Màn kịch” này không chỉ được áp dụng ở Thế vận hội, mà cũng được áp dụng lại ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympics, thậm chí ở đó, Nga giành được nhiều huy chương nhất – gấp ba lần so với quốc gia đứng thứ hai.

Cơ quan Chống Doping Thế giới cuối cùng đã phát hiện vụ việc này. Sau đó, “đạo diễn” của kế hoạch trên là Tiến sĩ Grigory Rodchenkov đã trốn đến Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.