Tại sao bà Kamala Harris là “sự lựa chọn lịch sử”?

Bà Kamala Harris. Ảnh: Getty Images
Bà Kamala Harris. Ảnh: Getty Images
(PLVN) - Ông Joe Biden – ứng cử viên Tổng thống Mỹ - đã chọn bà Kamala Harris làm Phó Tổng thống trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, khiến bà Harris trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên trong lịch sử tham gia trên đường đua quan trọng này.

Nhưng bà Harris, 55 tuổi, không phải “tay mơ” trên chính trường Mỹ. Bà đã phá vỡ nhiều rào cản trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm cả việc trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ đứng đầu cơ quan thực thi pháp luật bang California.

Sinh ra ở Oakland, California, cha là người Jamaica và mẹ là người Ấn Độ, thượng nghị sĩ Kamala Harris là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của đảng Dân chủ.

Cha mẹ của Harris, Shyamala Gopalan và Donald Harris, đều là các nhà trí thức nhập cư. Họ gặp nhau tại U.C. Berkeley, ly hôn khi Kamala Harris 7 tuổi và bà chủ yếu sống với mẹ. Mẹ của bà, một nhà nghiên cứu ung thư vú đã qua đời vì ung thư ruột kết vào năm 2009, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất đến cuộc đời bà.

Cha của bà là giáo sư kinh tế Stanford, hiện đã nghỉ hưu.

Năm 2014, Harris kết hôn với luật sư Douglas Emhoff của Los Angeles. Hai người con riêng của Emhoff là Cole và Ella gọi bà là "Momala", còn bà từng viết: “Tôi có thể nói một điều chắc chắn rằng, trái tim tôi sẽ không toàn vẹn, cuộc sống của tôi không viên mãn, nếu không có các con”.

Ông Biden và bà Harris.
 Ông Biden và bà Harris.

Bà Kamala Harris tốt nghiệp Đại học Howard, theo học trường luật Hastings tại Đại học California, bà  Harris bắt đầu sự nghiệp của mình tại Văn phòng Biện lý hạt Alameda trước khi gia nhập Văn phòng Biện lý San Francisco và sau đó là Văn phòng Luật sư Thành phố San Francisco.

Bà Harris trở thành tổng chưởng lý của California vào năm 2011, là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này. Bà tự mô tả mình là một "công tố viên tiến bộ" và nói rằng có thể cứng rắn với tội phạm và nỗ lực giải quyết sự bất bình đẳng trong hệ thống tư pháp. Tuy nhiên, cách tiếp cận của bà từng bị những người cánh tả chỉ trích nặng nề.

Năm 2016, bà được bầu làm thượng nghị sĩ của California, kế nhiệm Barbara Boxer. Bà hoạt động trong một số ủy ban cấp cao, bao gồm Ủy ban Tình báo và Ủy ban Tư pháp.

Bà Harris đã tạo nên tên tuổi với những hình ảnh từ các cuộc thẩm vấn các quan chức chính quyền Trump hoặc những người nổi tiếng khác, như Thẩm phán Tòa án Tối cao Brett Kavanaugh hay cựu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions và cấp phó Rod Rosenstein của ông.

Gần đây, bà đã tham gia viết một dự luật cải tổ cảnh sát, tham gia cùng Thượng nghị sĩ Bernie Sanders xây dựng dự luật cung cấp cho hầu hết người Mỹ 2.000 đô la mỗi tháng trong đại dịch Covid-19.

Bà  cũng tham gia những dự luật quan trọng khác, như dự luật cải cách tại ngoại với Thượng nghị sĩ Rand Paul của Kentucky và dự luật về quấy rối tình dục công sở với Thượng nghị sĩ Alaska Lisa Murkowski.

Trước đây, trong cuộc đua làm ứng viên đảng Dân chủ, bà Harris từng quyết liệt chỉ trích Biden, tuy nhiên sau đó bà rút khỏi cuộc đua này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.