Tại sao “anh Ba” gốc Hoa vừa bị bắt được coi là một trong những trùm ma túy hàng đầu thế giới?

(PLVN) - Tse Chi Lop vừa bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ tại sân bay quốc tế Amsterdam hôm thứ Sáu – 22/1 (giờ địa phương) theo yêu cầu của Cảnh sát Liên bang Úc (AFP). Ông trùm ma túy gốc Hoa có biệt danh là “anh Ba” được cho là sánh ngang với các “bố già” El Chapo và Pablo Escobar.

Tse Chi Lop được xếp vào danh sách những tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới. Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) tuyên bố, tổ chức của Tse Chi Lop thống trị hoạt động buôn bán ma túy ở châu Á - Thái Bình Dương trị giá 90 tỷ USD mỗi năm.

Người đàn ông 57 tuổi này đang bị truy nã ở Australia vì liên quan đến Chiến dịch Volante – chiến dịch đã triệt phá một tổ chức tội phạm toàn cầu hoạt động chính ở 5 quốc gia.

Các hoạt động do AFP dẫn đầu đã bắt giữ 27 người vì nhập khẩu và buôn bán "số lượng lớn" heroin và methamphetamine vào Úc vào năm 2013.

AFP cũng cho biết, họ đang làm việc với cơ quan chức năng Hà Lan để yêu cầu dẫn độ đối với Tse Chi Lop.

Tse Che Lop đang cố gắng đáp chuyến bay trở về Canada thì bị bắt ở Amsterdam. Ảnh: Reuters.
Tse Che Lop  đang cố gắng đáp chuyến bay trở về Canada thì bị bắt ở Amsterdam. Ảnh: Reuters. 

Theo phát ngôn viên cảnh sát Hà Lan Thomas Aling, Tse Chi Lop bị bắt khi đang cố gắng lên chuyến bay đến Canada. "Ông ấy đã nằm trong danh sách bị truy nã gắt gao nhất và đã bị giam giữ”, ông Aling nói. Tuy nhiên, cảnh sát Hà Lan không cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục pháp lý và không rõ liệu Tse Chi Lop có luật sư hay không.

Trong khi đó, AFP cho biết, ông Tse cũng được "các cơ quan thực thi pháp luật khác quan tâm".

Những viên ma túy Methamphetamine bị tịch thu từ các phiên tòa được trưng bày ở Bangkok, Thái Lan, vào ngày 26/6/2020.
 

Những viên ma túy Methamphetamine bị tịch thu từ các phiên tòa được trưng bày ở Bangkok, Thái Lan, vào ngày 26/6/2020.

Vậy, Tse Chi Lop là ai?

Tse Chi Lop là một cựu phạm nhân từng sống ở Toronto. Theo các quan chức chống ma túy từ các quốc gia và cùng lãnh thổ, trong những năm gần đây, ông này thường xuyên di chuyển tới Ma Cao, Hồng Kông và Đài Loan, Reuters đưa tin.

Ông Jeremy Douglas, đại diện Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm, nói với Reuters vào năm 2019: "Tse Chi Lop đang liên minh với các trùm ma túy hàng đầu thế giới như El Chapo hoặc có thể là cả Pablo Escobar".

"Không thể đánh gia thấp mức độ quan trọng của vụ bắt giữ Tse Chi Lop”, Jeremy Douglas khẳng định.

Tse Chi Lop bị Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) truy nã liên quan đến Chiến dịch Volante. (Ảnh: Reuters).

Tse Chi Lop bị Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) truy nã liên quan đến Chiến dịch Volante. (Ảnh: Reuters).

Tổ chức mà ông này điều hành được biết đến với tên “Công ty”. Các nhà chức trách cũng gọi tổ chức này là Sam Gor – hay “Anh Ba” trong tiếng Quảng Đông - theo một trong những biệt danh của Tse Chi Lop, Reuters đưa tin hồi năm 2019. Khi đó, hãng tin này đã không thể liên lạc với ông Tse về thông tin trong một báo cáo mô tả ông ta là “El Chapo của châu Á”. 

Cảnh sát Úc cũng cáo buộc ông Tse là "lãnh đạo cấp cao của tổ chức Sam Gor". Tổ chức này đã "có liên hệ hoặc liên quan trực tiếp đến ít nhất 13 vụ" buôn bán ma túy kể từ tháng 1/2015, theo các tài liệu được Reuters trích dẫn.

Hoạt động buôn bán methamphetamine ở châu Á được cho là trị giá từ 30 – 61 tỷ đô la mỗi năm, và Sam Gor được cho là chiếm thị phần lớn nhất. 

Tổ chức này bị cáo buộc điều hành một đế chế sản xuất ma túy tổng hợp trong những khu rừng rộng lớn thuộc Myanmar. Sam Gor  mua một lượng lớn tiền chất, nguyên liệu để sản xuất ma túy tổng hợp, sau đó chuyển chúng xuyên khu vực tới các thị trường lân cận ở Bangkok (Thái Lan) hoặc các thị trường xa hơn ở Úc và Nhật Bản.

Sam Gor có tay chân trên toàn cầu, cả ở Hàn Quốc, Anh, Canada và Mỹ, theo một chia sẻ của quan chức trực tiếp nắm thông tin về cuộc điều tra chia sẻ với CNN.

Cảnh sát đã thu giữ hơn 42 kg ma túy, hàng hiệu và đồ trang sức, cũng như hàng triệu đô la tiền mặt, trong các cuộc đột kích của Chiến dịch Volante vào năm 2013. (ABC News: Rebecca Ritter).

Cảnh sát đã thu giữ hơn 42 kg ma túy, hàng hiệu và đồ trang sức, cũng như hàng triệu đô la tiền mặt, trong các cuộc đột kích của Chiến dịch Volante vào năm 2013. (ABC News: Rebecca Ritter).

Các tài liệu mô tả Sam Gor là "mạng lưới bộ ba" - ám chỉ các băng nhóm người gốc Hoa hoạt động ở châu Á và Bắc Mỹ - nhưng cơ động và manh động hơn. Sự tồn tại của nhóm này được tiết lộ vào năm 2016 sau khi một kẻ buôn ma túy Đài Loan bị bắt ở Yangon, Myanmar.

Các cuộc điều tra sâu hơn của cảnh sát tiết lộ rằng, tính đến năm 2018, tổ chức này đã kiếm được từ 8 tỷ đến 17,7 tỷ đô-la mỗi năm. Tổ chức này sử dụng các sòng bạc được quản lý kém ở Đông Nam Á để rửa số tiền bất hợp pháp thu được.

Dù bị cáo buộc điều hành tổ chức ma túy lớn như thế, nhưng tên tuổi hoặc sự tồn tại của Tse Chi Lop từng là bí ẩn cho tới khi bị tiết lộ bởi một cuộc điều tra của Reuters được công bố năm 2019. 

Chiếc xe Lamborghini của Tse Chi Lop.

Chiếc xe Lamborghini của Tse Chi Lop.

Cảnh sát Liên bang Úc AFP cho biết, lệnh bắt Tạ Đình Phong được đưa ra năm 2019 trong chiến dịch hành động nhắm vào Sam Gor. Theo AFP, tổ chức này đã nhắm mục tiêu vào Australia trong nhiều năm, nhập khẩu và phân phối một lượng lớn chất ma túy bất hợp pháp, rửa lợi nhuận ở nước ngoài và sống bằng của cải có được từ tội phạm”.

Đây không phải là lần đầu tiên Tse “lộ diện” trước các lực lượng thực thi pháp luật. Tse từng phạm trọng tội ma tuý ở Hoa Kỳ vào năm 2000 và bị kết án 9 năm tù. Thông tin chi tiết xung quanh vụ án còn hạn chế vì nó vẫn còn được niêm phong, nhưng nguồn tin cho biết anh ta đã được trả tự do vào năm 2006 và trở về Canada trước khi chuyển đến Hong Kong.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.