Tại sao 500.000 con cá mập có thể sẽ phải chết trong dịch Covid-19?

Ảnh: Getty Images/iStockphoto.
Ảnh: Getty Images/iStockphoto.
(PLVN) - Tổ chức phi lợi nhuận ước tính khoảng 500.000 con cá mập biển sâu có thể phải chết để cung cấp cho thế giới một loại vắc-xin Covid-19. Các nhà khoa học cho rằng, chất squalene có trong gan của cá mập có tác dụng như một chất bổ trợ để tăng hiệu quả cho vắc-xin Covid-19.

Gan của cá mập chứa một loại dầu, có chất gọi là squalene. Squalene chủ yếu được biết đến như một chất giữ ẩm trong mỹ phẩm như kem dưỡng da và môi. Chất này có tác dụng như một chất bổ trợ để tăng hiệu quả của vắc-xin bằng cách tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Squalene đã được sử dụng trong vắc-xin chống cúm ở Mỹ từ năm 2016 và có "hồ sơ an toàn tuyệt vời", theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Squalene cũng có thể làm giảm lượng thành phần vắc-xin mà mỗi người cần, có nghĩa là có thể sản xuất nhiều hơn với chi phí ít hơn.

Nhóm Shark Allies - nhóm đang đấu tranh để giảm tình trạng bắt cá mập - cho biết hầu hết các loài cá mập sẽ không thể phục hồi trước nhu cầu lớn cần thiết để sản xuất vắc-xin toàn cầu. Ngoài ra, một số loài cá có thể biến mất vĩnh viễn.

Theo Metro, ước tính phải săn 3.000 con cá mập để tạo ra 1 tấn squalene. Các nhà bảo tồn ước tính, để đáp ứng nhu cầu vắc-xin ngừa Covid-19 trên toàn cầu, mỗi liều vắc-xin Covid-19 sản xuất từ squalene sẽ khiến 250.000 con cá mập bị sát hại.

Nhưng vì mỗi người cần tiêm 2 liều để đảm bảo hiệu quả, số lượng cá mập bị sát hại lên tới 500.000 con.

Thay vào đó, nhóm đề xuất sử dụng các chất thay thế không phải động vật có chứa squalene, chẳng hạn như men, vi khuẩn, đường mía và dầu ô liu. 

Nhóm cho biết squalene làm từ dầu gan cá mập được sử dụng phổ biến nhất vì nó "rẻ để có được" và "dễ kiếm".

Squalene đã được sử dụng trong y học cổ truyền Scandinavia để điều trị vết thương, ung thư, bệnh tim và vô sin, và hiện được sử dụng chủ yếu trong ngành mỹ phẩm hoặc ở dạng viên uống như vitamin, theo Healthline.

Các loài động vật khác cũng có thể ở tuyến đầu trong đại dịch. Như cua móng ngựa có máu xanh và lạc đà không bướu.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.