Tài năng xiếc Việt bao giờ có ở tầm quốc tế?

Hai anh em nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ- Quốc Nghiệp.
Hai anh em nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ- Quốc Nghiệp.
(PLO) - Không phủ nhận, hiện nay xiếc Việt đã có không ít nghệ sĩ tài năng đạt được những thành công vang dội với những tiết mục, chương trình xiếc mới, được dàn dựng công phu theo hướng hiện đại, đạt chất lượng cao cả về nội dung và nghệ thuật... Nhưng để đi chặng đường dài, bứt phá thành tài năng đạt “trình quốc tế” lại là chuyện khác.

Liên tiếp gặt hái giải thưởng

Chung kết Britain’s Got Talent 2018 vào tối 3/6/2018 là ngày đặc biệt với nhiều khán giả Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam có đại diện tại đêm thi cuối cùng của Chương trình tìm kiếm tài năng nổi tiếng thế giới này. Hơn thế nữa, hàng triệu khán giả còn trải qua những giây phút kịch tích, lo sợ khi các cột chống bị đổ nghiêng, còn Quốc Cơ - Quốc Nghiệp lại không dùng dây bảo hiểm.

Dừng chân ở Top 5 nhưng hai anh em “hoàng tử xiếc Việt” đã khiến nhiều người làm trong ngành nghệ thuật phải nể phục, khán giả toàn thế giới ngưỡng mộ. Với thành tích xuất sắc tại Britain’s Got Talent 2018, anh em nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp đã được trao tặng Bằng khen của Bộ VHTT&DL và UBND TP HCM.

Năm 2017, hai anh em nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp được tổ chức Kỷ lục thế giới (Guinness World Records) chính thức công nhận là người phá vỡ và nắm giữ kỷ lục Guinness thế giới về mục giữ thăng bằng trên đầu đi lên cầu thang tại Nhà thờ Girona (Tây Ban Nha).

Đi qua 90 bậc trong vòng 52 giây, hai anh em nghệ sĩ xiếc Việt Nam Giang Quốc Cơ và Giang Quốc Nghiệp đã gây ấn tượng mạnh với dư luận thế giới sau nỗ lực phá kỷ lục Guinness này của họ.

Tiết mục “Tạo hình trên dây da” của hai nghệ sỹ Văn Thái và Thu Hường đã qua mặt các “ông lớn” là bởi hình ảnh đẹp mắt, bên cạnh kỹ thuật xiếc điêu luyện và âm nhạc được viết riêng cho tiết mục và đã đoạt giải thưởng cao nhất tại Liên hoan Xiếc quốc tế Golden Circus lần thứ 33 tại Rome (Italia) năm 2017.

Cũng năm 2017, tại Liên hoan Xiếc quốc tế Cuba Circuba diễn ra tại thủ đô La Habana (Cuba), Đoàn Việt Nam với tiết mục nhào lộn trên không mang tên “Cánh chim Việt” đã xuất sắc đoạt “Mái bạt vàng” - giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Người mang về vinh quang đó trong lần đầu tham dự Liên hoan là Ngọc Ánh và Thu Thùy. Cả hai học viên trẻ này đã chinh phục khán giả Cuba với những kỹ thuật điêu luyện và đẹp mắt khi đang xoay vòng liên tục trên không ở tốc độc cao.

Trước đó, cũng tại Liên hoan này năm 2014, tiết mục xiếc "Đu quan họ" của Liên đoàn Xiếc Việt Nam được trao Huy chương Vàng duy nhất của Liên hoan. Tiết mục “Đu siêu nhân” đạt Huy chương Vàng tại Tây Ban Nha năm 2010 và Huy chương Vàng tại Liên hoan Xiếc quốc tế lần thứ 14 tại Pháp năm 2014; tiết mục “Hề xiếc” đạt Huy chương Vàng tại Cuba...

Ngoài các giải thưởng lớn, ngành Xiếc liên tục trình làng những chương trình đặc sắc như: “Sông trăng”, “Làng tôi”, “À ố show” hướng đến khách quốc tế. Các chương trình này luôn trong tình trạng “cháy vé” ở xứ người. 

Nhưng tài năng khó đi đường xa?

Có thể thấy, trong những năm gần đây, ngành Xiếc Việt liên tục đổi mới và cho ra đời những tiết mục, chương trình xiếc mới, được dàn dựng công phu theo hướng hiện đại, đạt chất lượng cao cả về nội dung và nghệ thuật... Ví dụ như vở kịch xiếc “Sông Trăng” với sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật: xiếc, múa đương đại, nghệ thuật sắp đặt, kỹ xảo ánh sáng, âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Theo NSND Tạ Duy Ánh - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, trong các cuộc thi, liên hoan xiếc quốc tế, về mặt kỹ thuật, các nghệ sỹ Việt không thua kém các nghệ sỹ xiếc quốc tế, nhưng chúng ta có lợi thế hơn bởi sự khác biệt trong sáng tạo đạo cụ, biểu diễn luôn độc đáo và đậm bản sắc dân tộc là điều xiếc Việt được hội đồng giám khảo quốc tế đánh giá cao. 

Không phủ nhận, xiếc Việt có không ít nghệ sĩ tài năng, nhưng để đi chặng đường dài, bứt phá thành tài năng trình quốc tế lại là chuyện khác. NSND Tạ Duy Ánh cũng rất trăn trở, bởi xiếc là một loại hình nghệ thuật chuyên biệt, đặc thù, tuổi nghề của diễn viên rất ngắn, mức độ rủi ro cao.

Hơn nữa, yêu cầu tuyển chọn đào tạo lại ngặt nghèo trong khi đãi ngộ chưa tương xứng, chưa đủ cho nhiều diễn viên xiếc sống được bằng nghề. Vì vậy, việc tìm kiếm đầu vào để đào tạo ra những nhân tài xiếc là rất khó khăn. 

Mỗi năm, Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Việt Nam chọn từ 7.000 đến hơn 8.000 hồ sơ, qua nhiều vòng kiểm tra, thẩm định để lấy khoảng 35 học sinh đủ tiêu chuẩn vào học. Trong quá trình học tập, con số sinh viên tốt nghiệp chỉ khoảng 20. Trong số 20 ấy, không ít người rẽ ngang, không theo nghề.

Nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ tâm sự: “Nghề xiếc dường như không được xem trọng bằng những loại hình nghệ thuật khác. Chỉ 10 phút cho một tiết mục biểu diễn chúng tôi mất đến vài năm luyện tập. Nhiều khi chúng tôi cảm thấy điều đó không công bằng vì công sức và sự sáng tạo mình bỏ ra là không nhỏ”. 

“Nghệ thuật hiện nay và đặc biệt là nghệ thuật xiếc đang gặp khó khăn. Xiếc Việt Nam hiện nay chỉ nổi trội một số tiết mục, một số nghệ sĩ nhưng nhìn chung đang bị chững lại. Mặc dù phục vụ hầu hết các tầng lớp nhưng sự quan tâm của khán giả, của cơ quan chức năng hiện nay đối với xiếc cũng đang bị dừng lại" - NSND Tâm Chính chia sẻ. Đó cũng là một trong những lý do tài năng xiếc Việt khó thể đi đường dài, ít người có thể trở thành nghệ sĩ tài năng tầm quốc tế. 

Cuộc thi Tài năng Diễn viên Xiếc toàn quốc 2018 sẽ diễn ra từ ngày 4-10/12 tại Hà Nội do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTT&DL) chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam (Hà Nội).
Cuộc thi có 67 nghệ sĩ chính thức tham gia tranh tài. Dịp này còn có Tọa đàm “Nghệ thuật xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập” vào sáng 8/12, là cơ hội để lãnh đạo các đơn vị xiếc, các nhà chuyên môn cùng các nghệ sĩ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó đề ra phương hướng phát triển nghệ thuật xiếc trong xu thế hội nhập của đất nước nói chung và ngành Xiếc nói riêng. 

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.