Tai nạn đường sắt – lỗi ai?

Tai nạn đường sắt tại Thanh Hóa.
Tai nạn đường sắt tại Thanh Hóa.
(PLO) - Liên tiếp trong những ngày qua trên các tuyến đường sắt đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng làm 02 người tử vong, 11 người bị thương; nhiều đầu máy, toa xe và hàng trăm mét đường sắt bị hư hỏng nặng gây thiệt hại hàng tỉ đồng, làm tê liệt tuyến đường sắt Bắc - Nam nhiều giờ.

Theo phân tích, có thể thấy nguyên nhân trực tiếp của 3 trong 4 vụ tai nạn trên do hành vi của tổ chức, cá nhân ngành đường sắt vi phạm quy trình tác nghiệp tại nơi giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, khi đón tàu, dồn tàu tại các ga; do đầu máy, toa xe không đảm bảo an toàn kĩ thuật phương tiện; 2 trong 4 vụ có liên quan đến hành vi điều khiển phương tiện đường bộ vi phạm quy định khi vượt qua giao cắt với đường sắt.

Điều đáng nói là không phải bây giờ ngành Đường sắt mới phải đối mặt với những nguyên nhân gây tai nạn như vậy. Trả lời báo chí gần đây về các giải pháp của ngành đường sắt trong việc tăng cường an toàn giao thông, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên TCty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, về mặt quy trình tổ chức điều độ vận hành hệ thống chạy tàu không hề thực hiện sai. Tuy nhiên, thực hiện quy trình này lại phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề tác nghiệp của con người.

Có thể nói hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ vào ngành Đường sắt hiện nay vẫn còn đang yếu. Nhận thức được vấn đề trên, ngày từ cuối năm 2017 và đầu năm 2018, TCty Đường sắt Việt Nam đã xây dựng những phương án để làm sao kiểm soát được tất cả các quy trình vận hành chạy tàu. Cụ thể là việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực hiện các quy trình vận hành chạy tàu nhằm hạn chế thấp nhất việc tác nghiệp của con người có thể gây ra. Tuy nhiên, những giải pháp này mới đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa thể triệt để ngay được. 

TCty Đường sắt Việt Nam đã làm việc với một đối tác đến từ Ukraina về dự án tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ  trong thông tin tín hiệu đường sắt. Hiện nay dự án này đã được trình lên Vụ Vận tải, Bộ GTVT.  Theo đó, sẽ lắp toàn bộ hệ thống thiết bị định vị GPS trên tất cả các đầu máy, một mặt kiểm soát quá trình vận hành của đầu máy, đồng thời cũng sẽ giúp kiểm soát toàn bộ tất cả các đường ngang  có gác chắn và có lắp camera để từ đó tích hợp lên trên đầu máy. Khi đó người lái tàu cũng chủ động hơn trong việc kiểm soát mức độ an toàn khi qua các đường ngang. 

Đường ngang, đó là mối lo thường trực của ngành Đường sắt khi mà tai nạn đường sắt vì lối đi dân sinh tự mở cắt ngang không còn là chuyện hiếm ở Việt Nam. Đã có rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc xảy ra gây thiệt hại về con người, tài sản và nỗi ám ảnh cả đời cho những người lái tàu. Đơn cử như tuyến đường sắt Bắc – Nam trên địa bàn Hà Nội, chỉ có 44km mà có tới  236 lối đi dân sinh tự mở qua đường sắt, nghĩa là trung bình một km có 5 đường ngang tự phát... 

Hôm qua (28/5), Bộ GTVT vừa phát đi thông cáo về 4 vụ tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến Bắc - Nam khiến 13 người thương vong. Theo đó, Bộ đánh giá đây là những vụ tai nạn nghiêm trọng, xác định nguyên nhân có tình trạng các đơn vị, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn đường sắt.

Một số đơn vị đường sắt chưa chủ động phối hợp với địa phương về đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí giao cắt. Ngoài ra, các giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt còn nhiều. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành giao thông của người dân còn kém, vi phạm an toàn đường sắt. Nhiều địa phương chưa tổ chức cảnh giới tại các lối đi tự mở.  Nguồn vốn Nhà nước hạn hẹp nên chưa thể sửa chữa nâng cấp đường ngang, gác chắn. 

Bộ GTVT xin nghiêm túc rút kinh nghiệm và tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường sắt, TCty Đường sắt triển khai các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông. Đồng thời, Bộ yêu cầu TCty Đường sắt nghiêm túc rút kinh nghiệm và kiểm điểm các cá nhân, tổ chức liên quan đến 4 vụ tai nạn. TCty phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị trực thuộc. Ngay trong chiều qua, Bộ GTVT cũng đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong ngành để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.