Tái khởi động nền kinh tế - Cơ hội cho tài chính tiêu dùng

(PLVN) - Ngày 21/5, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức Tọa đàm về tài chính tiêu dùng năm thứ tư với chủ đề “Tái khởi động nền kinh tế - Cơ hội cho tài chính tiêu dùng (TCTD)”, nhằm cung cấp các thông tin hữu ích tới bạn đọc và người dân về hoạt động cho vay tiêu dùng. 


Kích cầu tài chính tiêu dùng không phải bài toán dễ dàng 

Phát biểu tại tọa đàm, ông  Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư cho biết, cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là một lĩnh vực kinh doanh đang có tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu tài chính của các cá nhân.

Vai trò của TCTD dùng càng được thể hiện rõ nét qua thời gian qua khi mà nền kinh tế chịu tác động của dịch Covid-19. Những món vay tuy giá trị không lớn nhưng đóng vai trò cung cấp giải pháp tài chính quan trọng cho nhiều cá nhân, nhiều gia đình vượt qua những khó khăn trước mắt.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư.
Ông  Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư. 

Theo một số báo cáo gần đây, ngành TCTD  đạt tốc độ tăng trưởng cho vay rất cao, bình quân 29%/năm. Quy mô thị trường TCTD Việt Nam liên tục tăng mạnh, ước tính từ 646.000 tỷ đồng năm 2016 lên 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019. Tiềm năng tăng trưởng của thị trường vẫn còn rất lớn bởi tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam mới đạt khoảng 11,4%. Đây là con số còn khá thấp so với bình quân ở các nước phát triển đạt 40-50%.

Chia sẻ về việc kích cầu TCTD, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) khẳng định, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội Việt Nam. Mô hình phục hồi kinh tế hiện nay đều là củng cố thị trường trong nước trước, sau đó mới vươn ra thị trường nước ngoài.

Đồng thời phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng mới của người dân, doanh nghiệp và Chính phủ. “Để làm được điều đó, kích cầu thị trường nội địa thông qua thúc đẩy tiêu dùng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên trong giai đoạn khởi động lại nền kinh tế hiện nay.

Tuy nhiên, làm thế nào để kích cầu TCTD lại không phải bài toán dễ dàng?”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, khi dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống của người dân, Nhà nước đã hỗ trợ nền kinh tế bằng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó có công cụ tiền tệ, tài khoá. Tuy nhiên, ngân sách lại có hạn, mới chỉ dùng lại ở mức an sinh xã hội, rất khó để có khoản tiền để chi trả cho các cá nhân.

Do vậy, nguồn lực từ TCTD sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với các công cụ khác. Hiện nay, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có chỉ đạo các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại điều chỉnh, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với tín dụng tiêu dùng thông qua Thông tư 01. 

“Hệ thống ngân hàng đã có những khung khổ pháp lý cho hoạt động TCTD, nhưng điều tối quan trọng người vay phải có việc làm, nếu không có việc làm thì việc vay là bất khả thi dẫn đến rủi ro trong hệ thống. Theo đó, cần tạo điều kiện cho người đi vay yên tâm, đảm bảo giải pháp tài chính khả thi trong thời gian tới”, Thứ trưởng Phương nói. 

Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương.
 Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương.

Cũng trong khuôn khổ toạ đàm, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương nhận định, dù dịch bệnh nhưng Việt Nam đang được kỳ vọng vào tăng trưởng trung hạn khi sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu có lợi. Cũng trong thời điểm này, nội địa trở thành thị trường chủ lực. Đây là cơ hội cho để kích tiêu dùng trong nước.

Ông Tú Anh cũng đánh giá ưu thế của cho vay tiêu dùng: “Một trong những lợi thế lớn nhất của cho vay tiêu dùng đó là quy mô khách hàng lớn, giá trị các khoản vay nhỏ do đó rủi ro của một nhóm khách hàng có thể được bù đắp bởi rủi ro của các nhóm khách hàng khác”.

Thách thức và giải pháp

Đưa ra đề xuất giải pháp để phát triển thị trường TCTD Việt Nam một cách lành mạnh, bền vững trong tham luận gửi đến Tọa đàm, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nói rằng, các cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát các công ty tài chính, nhất là các qui định về chuẩn an toàn cũng như những sản phẩm mới như cho vay đám hiếu, đám hỷ, chữa bệnh…

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV.
 Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các CTTC quy mô vừa và nhỏ phát triển, nhằm tăng tính cạnh tranh, hạn chế rủi ro tập trung vào số ít CTTC lớn. Điều này sẽ giúp giảm lãi suất, tăng đa dạng về sản phẩm-dịch vụ, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng cũng như nền kinh tế.

Tiếp đó, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. Việc này không chỉ giúp cho các CTTC có thể hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn, mà còn giúp cho tất cả các tổ chức tài chính khác đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ số (tài chính số, ngân hàng số, nhận diện số, phân tích khách hàng…) để mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. 

Đối với các công ty tài chính tiêu dùng, ông Lực cho rằng cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng thị trường sau dịch bệnh. 

Một giải pháp được TS. Cấn Văn Lực lưu ý, đó là tăng cường nền tảng công nghệ phục vụ cho vay tiêu dùng, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, qua đó tăng sức cạnh tranh so với các mô hình kinh doanh mới (Fintech, cho vay ngang hàng…).

Chia sẻ về một số thách thức đối với phát triển tín dụng tiêu dùng trong thời gian tới, PGS.TS. Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh 5 vấn đề.

Thứ nhất, cho vay tiêu dùng luôn phải đối diện với nguy cơ rủi ro cao. Có thể thấy cho vay tiêu dùng ở các nước phát triển cũng như Việt Nam chủ yếu là cho vay tín chấp. 

PGS. TS. Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân.
PGS. TS. Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Với những quy định của NHNN, nên cho vay tiêu dùng tín chấp chủ ở Việt Nam phần lớn do các công ty tài chính triển khai và luôn phải đương đầu với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Việc phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới cần phải có sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại, trong trường hợp đó, NHNN cần có những thay đổi, bổ sung và hoàn thiện để khuyến khích các ngân hàng thương mại có thể gia tăng cho vay tiêu dùng khi có thể đảm bảo về chất lượng tín dụng và cân đối với khả năng chịu đượng tổn thất.

Thứ hai, khác với các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ, cho vay tiêu dùng thường tập trung vào 4 sản phẩm quan trọng, nhưng ở Việt Nam chỉ có 2 sản phẩm phổ biến đó là cho vay mua nhà (đầu tư bất động sản), sửa nhà chiếm tỷ lệ cao với gần 50% dư nợ tín dụng tiêu dùng, và vay để mua ô tô chỉ khoảng 10%. Trong khi 2 sản phẩm khác là thẻ tín dụng và cho vay sinh viên lại chưa phổ biến. 

Thứ ba, tín dụng tiêu dùng tập trung vào nhu cầu mua và sửa nhà, mua ô-tô, các phương tiện đi lại và mua hàng điện máy, điện tử nhưng việc mở rộng dư nợ những sản phẩm cho vay này đang gặp một số khó khăn.

Thứ tư, ngoài các khoản vay trên, các khoản vay có mục đích khác hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, một phần do yêu cầu nhiều nguồn lực hơn trong phát triển quan hệ với các nhà cung cấp, tiếp cận với khách hàng và xử lý thủ tục vay.

Trong khi đó, cho vay bằng tiền mặt dự kiến cũng sẽ bị hạn chế khi các cơ quan quản lý đang có ý định siết chặt hơn giải ngân trực tiếp cho khách hàng. Do vậy, việc mở rộng dư nợ tín dụng tiêu dùng nói chung sẽ trở nên khó khăn hơn so với giai đoạn trước.

Thứ năm, không thể không kể đến tác động của đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động hết sức nghiêm trọng. Covid-19 không chỉ làm suy thoái kinh tế mà còn thay đổi cả thói quen và đời sống của người dân, do vậy sẽ gây ra tác động kép đối với tín dụng tiêu dùng, cả về nhu cầu sụt giảm và khả năng thu nợ của các công ty tài chính cũng như của các ngân hàng thương mại.

Tại tọa đàm, nhằm phát triển TDTC giai đoạn 2020 - 2025 đối với các công ty tài chính và các ngân hàng thương mại, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO đưa ra một số khuyến nghị: 

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO. 

Thứ nhất, xây dựng và phát triển chương trình cho vay tiêu dùng với những mục tiêu, khách hàng và sản phẩm mới một cách có chọn lọc và cụ thể.

Thứ hai, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng tiêu dùng không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải thực sự am hiểu về những đặc điểm về nhu cầu và tâm lý khách hàng để có thể tư vấn một cách đầy đủ, chính xác và hiệu quả nhất.

Thứ ba, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm tín dụng tiêu dùng ứng dụng công nghệ tài chính, sao cho có thể thỏa mãn nhu cầu tài chính chính đáng của các đối tượng khách hàng mục tiêu nêu trên. Song song với phương thức cho vay truyền thống, các công ty tài chính và các ngân hàng thương mại nên triển khai “thí điểm” các sản phẩm cho vay ứng dụng công nghệ “fintech” cũng như tạo ra một “flatform” giống như các công ty cho vay ngang hàng. “Tăng tiện ích, tiết giảm chi phí giúp giảm lãi suất cho vay”.

Đối với NHNN và các cơ quan quản lý, ông Đức cho rằng, Chính phủ và NHNN cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý vừa có thể khuyến khích nhưng vẫn có thể quản lý một cách chặt chẽ và minh bạch hoạt động tín dụng tiêu dùng. Trước hết là việc nghiên cứu và công bố một chương trình cho vay tiêu dùng hỗ trợ người dân có nhu cầu vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi.