Tái cơ cấu Đường sắt: Cuộc ‘giải phóng cơ thể’ đầy kỳ vọng?

VNR từng là một trong ba Tổng công ty 91 có quy mô lớn, hoạt động trong lĩnh vực vận tải
VNR từng là một trong ba Tổng công ty 91 có quy mô lớn, hoạt động trong lĩnh vực vận tải
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Qua rồi cái thời “ngành tôi có 3 vạn người”, Đường sắt Việt Nam đang muốn gọn hơn, tinh hơn và quan trọng hơn là quá đó có thể tìm lại cảm giác “tốc độ” sau một thời gian dài ì ạch, chậm phát triển.

Xóc lại đội hình...

Tái cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) là cách nói trong văn bản giấy tờ, còn đối với cấp thấp nhất trong ngành Đường sắt - những công nhân lái máy, nhân viên nhà ga, tuần đường, gác chắn - họ hiểu chủ trương trên sẽ là một cuộc hợp nhất, thu gọn các đơn vị lớn trong lịch sử của ngành.

Các khối đầu máy, vận tải và quản lý dự án sẽ là đối tượng được sắp xếp khi thực hiện phương án cơ cấu lại VNR, với kế hoạch 10 đầu mối đơn vị hiện tại, tới đây rút xuống chỉ còn 5.

Cụ thể, sẽ có 2 trong số 5 cái tên sau (Xí Nghiệp Đầu máy: Yên Viên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn) không còn nữa. Dư luận đồn đoán, nay mai chắc chỉ có 3 đơn vị nằm ở 3 thành phố lớn để thực hiện chức năng quản lý sức kéo phục vụ vận tải?

“Các Xí nghiệp này đang quản 270 đầu máy.“Ông” lớn thì 500 - 600 lao động/Xí nghiệp, “ông” nhỏ thì ít hơn. Nhưng nhìn chung các đơn vị đều thông hiểu chủ trương và sự cần thiết của việc sắp xếp lại bộ máy lần này”, Tổng giám đốc VNR Đặng Sỹ Mạnh nói.

Nhiều người biết Đường sắt trước kia là một ngành lớn cả về tên gọi lẫn quy mô ngoài thực tế nên ở phía dưới, các bộ phận, ban bệ đều được cơ cấu, bố trí đầy đủ khắp các vùng, miền nhằm thay mặt VNR đảm bảo sự ổn định của kết cấu hạ tầng và thông suốt về hoạt động vận tải…

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động xây lắp, sửa chữa hạ tầng đường sắt do VNR đóng vai trò chủ đầu tư đang ngày một ít vì việc này có sự chủ trì, tham gia của các đơn vị quản lý nhà nước và quản lý dự án thuộc Bộ GTVT (Ban quản lý dự án (PMU) Đường sắt và Cục Đường sắt Việt Nam). Thế nhưng, trên thực tế, tại VNR vẫn đang tồn tại ba PMU khu vực 1, 2, 3 ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, với hơn 70 nhân sự.

“Các PMU khu vực nhiều năm nay rất ít việc, chủ yếu chỉ thực hiện các công việc liên quan tới sửa chữa định kỳ…”, ông Đặng Sỹ Mạnh xác nhận, và khẳng định việc hợp nhất ba PMU này thành một đơn vị là phù hợp, giúp bộ máy bớt cồng kềnh.

Cụ thể, theo văn bản số 303/TTg-ĐMDN của Thủ tướng Chính phủ, sắp tới chuyển nguyên trạng toàn bộ hoạt động, tài sản, con người tại ba PMU đường sắt khu vực 1, 2, 3 về một PMU có các điều kiện tốt nhất về quy mô, kinh nghiệm, thực tế... để thực hiện chức năng đại diện chủ đầu tư, quản lý các dự án đường sắt do VNR làm chủ đầu tư. Đồng thời, chấm dứt hoạt động của hai PMU kia.

Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh: “VNR sẽ thuê Tư vấn để hợp nhất 2 Công ty vận tải Đường sắt Hà Nôi và Sài Gòn”

Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh: “VNR sẽ thuê Tư vấn để hợp nhất 2 Công ty vận tải Đường sắt Hà Nôi và Sài Gòn”

Tìm lại cảm giác “tốc độ” cho Đường sắt

Trao đổi với PLVN, đại diện VNR cho biết, Đảng ủy và Hội đồng thành viên VNR đã họp bàn vấn đề này, quyết định sẽ thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc thực hiện việc cơ cấu lại Tổng công ty trên cơ sở chỉ đạo trực tiếp từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

“Chúng tôi tin tưởng việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị thuộc khối quản lý dự án và đầu máy sẽ thuận lợi vì nó phù hợp với nhu cầu đổi mới của ngành. Riêng khối vận vận tải sẽ phải thận trọng hơn và mất thời gian hơn vì nó là những doanh nghiệp đã cổ phần hóa”, lời Tổng giám đốc VNR.

Được biết, VNR hiện nắm 91,6% cổ phần tại Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và 78% tại Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn.

Liên quan vấn đề này, trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo VNR khẩn trương thực hiện cơ cấu lại các doanh nghiệp đảm bảo đúng pháp luật, phát huy hiệu quả, tuyệt đối không để thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

“VNR sẽ xúc tiến thuê một đơn vị Tư vấn chuyên nghiệp giúp xem xét các khía cạnh về pháp lý, tài sản… tại hai Công ty vận tải trước khi tiến hành hợp nhất”, lời Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh.

Cùng với các thủ tục nêu trên, ở đây, còn một vấn đề cần xem xét hợp lý khi cơ cấu lại doanh nghiệp, đó là lao động dôi thừa. Cụ thể, không chỉ những vị trí việc làm đơn giản mà cả những vị trí lãnh đạo tại các đơn vị sắp sáp nhập.

Thực tế, mỗi PMU thuộc VNR đang có một Giám đốc và một số Phó Giám đốc. Nhưng khi tổ chức lại thành một PMU sẽ chỉ có một người đứng đầu. Tương tự, việc thu gọn đầu mối tại các Xí nghiệp đầu máy, Công ty vận tải cũng vậy. Việc này rõ ràng sẽ giảm số đơn vị cấp phòng, bộ máy gọn nhẹ, nhưng sẽ dư ra cả trăm lao động cần chế độ, chính sách phù hợp.

Vì VNR lâu nay đã quen cảnh đông người, thậm chí có thời đi đâu, cũng tự hào “ngành tôi có 3 vạn người”. Điều này đúng và chỉ phù hợp để nói ở thời mà Đường sắt vẫn hoàng kim, còn giờ đây đông “quân” chắc gì đã mạnh. Vì thế, việc quyết liệt làm tinh gọn bộ máy trong bối cảnh hiện nay được nhiều người ví như một sự “giải phóng cơ thể” Đường sắt. Một “cơ thể” nhiều năm nay rất nặng nề chậm chạp, muốn thay đổi để phát triển nhanh hơn.

Nhiều Giám đốc đơn vị sẽ làm gì?

Theo kế hoạch, 5 Xí nghiệp đầu máy thuộc VNR sẽ sắp xếp lại thành 3 Xí nghiệp. Hiện tại, mỗi Xí nghiệp lớn như Hà Nội và Sài Gòn, cơ cấu tổ chức gồm có một Giám đốc và ba Phó Giám đốc (phụ trách:vận tải, kỹ thuật…). Trong mỗi Xí nghiệp này có từ 6 - 7 đơn vị cấp phòng (tổ chức hành chính, tài chính kế toán, kế hoạch vật tư, an toàn bảo vệ…) và nhiều phân xưởng, trạm.

Như vậy, sau khi thu gọn đầu mối, một số Giám đốc Xí nghiệp có thể không còn là Giám đốc, và một số Phó Giám đốc cũng sẽ không có chức dành này… Dù biết sẽ động chạm tới quyền lợi của cá nhân nhưng vì đại cục, VNR sẽ quyết tâm tái cơ cấu.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày tại Hải Phòng

Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng.
(PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, trong lĩnh vực da giày ”.

Kinh nghiệm từ dự án mạch 3

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) - dự án trọng điểm quốc gia, đã hoàn thành, chính thức vận hành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phát biểu tại Lễ khánh thành hôm qua (29/8) cho biết, có nhiều kỷ lục được xác lập tại dự án này.