Tách doanh nghiệp nhà nước khỏi bộ chủ quản

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Các chuyên gia kinh tế bày tỏ quan điểm ủng hộ chủ trương thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và cho rằng, để Ủy ban hoạt động hiệu quả cần quan tâm đến vấn đề nhân sự, đồng thời có cơ chế giám sát từ nhiều phía để bảo đảm công khai, minh bạch và không đi vào “vết xe đổ” của cách làm cũ.

Mới đây, Thủ tướng đã ra quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tổ có 11 thành viên do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm tổ trưởng.

Tại buổi họp đầu tiên sau khi thành lập, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng thành lập Ủy ban trong Quý I/2018 để khẳng định địa vị pháp lý của cơ quan này.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam khẳng định ủng hộ việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, do cơ chế này tách các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ra khỏi chế độ bộ chủ quản. “Như vậy tránh được tình trạng ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’, khi cơ quan chủ quản vừa thực hiện quản lý Nhà nước vừa có chức năng hỗ trợ, hậu thuẫn cho DN dẫn đến nhiều quyết định chưa đủ công tâm, cũng như để xảy ra tình trạng làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả gây thất thoát tài sản quốc gia như thời gian qua”.

Tuy nhiên, theo ông Thành, cũng như tiến trình cổ phần hóa DNNN, để việc tập trung quản lý vốn Nhà nước về một cơ quan đại diện duy nhất cần có danh mục và lộ trình rõ ràng, quy định cụ thể các tập đoàn, tổng công ty, DNNN nào sẽ được đưa về để bảo đảm tính thống nhất.

Bên cạnh đó, vấn đề nhận sự cũng cần được chú trọng, phải tập hợp được các chuyên gia về đầu tư, quản trị, được trao đủ thẩm quyền nhưng đồng thời cũng có đủ năng lực quản lý thì mới có thể vận hành một “siêu” Ủy ban quản lý khối lượng vốn khổng lồ như vậy.

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh bày tỏ kỳ vọng Ủy ban sẽ quản lý hiệu quả vốn Nhà nước khi tách trách nhiệm làm chủ sở hữu DN ra khỏi các bộ, để các bộ chỉ tập trung làm tốt công tác quản lý Nhà nước.

“Khi này, lợi ích nhóm sẽ bị xóa bỏ, việc quản lý vốn sẽ được thực hiện một cách chuyên môn, hiệu quả hơn”, ông Doanh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, TS. Lê Đăng Doanh cũng nêu ra vướng mắc lớn là số DNNN của việt Nam còn quá lớn, “nếu số lượng DNNN quá đông thì Ủy ban này khó có thể bao quát được hết”. Vì vậy, ông đề xuất bước đầu nên tập trung quản lý vốn những tập đoàn lớn, những DN nhỏ vẫn nên giao về cho các tỉnh, địa phương chịu trách nhiệm. Đồng thời, cần đẩy mạnh cổ phần hóa, chỉ để lại khoảng 30 đầu mối thì mới có thể quản lý hiệu quả được.

Đồng thời, để bảo đảm công khai, minh bạch, Ủy ban cũng phải chịu sự giám sát, từ nhiều phía như Quốc hội, Hội đồng quản trị, từ các cơ quan khác và chính các DN, người dân, “chứ nếu ‘ngồi trên đống tiền’ như vậy mà thiếu sự giám sát thì rất dễ sa ngã trước cám dỗ”.

Cùng quan điểm coi nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tính hiệu quả của Ủy ban, TS. Lê Đăng Doanh bày tỏ tin tưởng Việt Nam có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm các chuyên gia trong nước và nước ngoài... Tuy nhiên, không nên tập hợp cán bộ theo cách thức cũ, mà phải có cách tiếp cận mới, bên cạnh việc cần trao quyền cũng cần có những quy định, chế tài cụ thể về trách nhiệm cá nhân với mỗi cán bộ, nhất là các nhân lực chủ chốt.

TSNguyễn Trí Hiếu nhận định Ủy ban thành lập là quyết định đúng đắn, trước đây nhiều quốc gia đã làm và thành công, tuy nhiên khác với SCIC, Ủy ban này nhiệm vụ rộng rãi hơn, không những chỉ quản lý tài sản tốt mà còn quản lý tài sản xấu và có thể có chức năng giải quyết các tài sản hiện tại đang thế chấp của ngân hàng, là tài sản bảo đảm cho những món nợ xấu của những DN có vốn Nhà nước, đang bị cầm giữ. Đó là điều không dễ.

Đồng tình với nhiều chuyên gia, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng để Ủy ban hoạt động hiệu quả, không đi vào vết xe đổ của cách làm cũ, nhân sự là rất quan trọng hàng đầu, “phải làm sao tránh được vấn nạn ‘con ông cháu cha’, lợi ích nhóm... để chọn ra những người thực sự có năng lực, thực sự công tâm, đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết, lại có kinh nghiệm về kinh doanh từ nhiều ngành”.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Ngô Trí Long thì đặt câu hỏi khi các DNNN trở về dưới sự quản lý tài chính của Ủy ban thì liệu các bộ có còn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước nữa không, nếu có thì thực hiện như thế nào, phối hợp ra sao để vừa bảo đảm tính hiệu quả lại không gây ra những mâu thuẫn lợi ích.

Đọc thêm

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.