“Tắc” phương tiện vận chuyển nông sản

Thực hiện Chỉ thị 46/CP của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình cấm xe công nông và Nghị định 32/NĐ-CP của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông, từ ngày 1-1-2008 xe công nông bị cấm lưu hành trên mạng lưới giao thông công cộng.

Thực hiện Chỉ thị 46/CP của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình cấm xe công nông và Nghị định 32/NĐ-CP của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông, từ ngày 1-1-2008 xe công nông bị cấm lưu hành trên mạng lưới giao thông công cộng. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, những chiếc xe "hung thần xa lộ" vẫn xuất hiện vì nhu cầu của người dân. Trong đó có việc phục vụ vận chuyển nông sản.

Trong khi mọi người bận rộn với việc tuốt lúa, đóng bao chở về nhà, chị Nguyễn Thị Loan (An Lư, Thủy Nguyên) bồn chồn đứng canh 2 bao thóc. Chị gọi thuê xe công nông chở thóc về nhà mà chờ mãi không thấy. Sáng sớm nay, con chị tranh thủ dùng xe máy chở được một ít về nhà, nhưng giờ này cháu bận nên chị phải thuê xe. “Có lẽ vì họ đông khách quá”. Vừa lúc đó, anh Lâm – người chở xe ôm ở xã tới, chị Loan vội nhờ chở 2 bao thóc về nhà. Nhưng chị vẫn phải đợi vì anh Lâm đang chở cho người khác và nhiều người đã gọi điện thuê chở trước đó. Trên trục đường đi thôn Sáu Phiên (An Lư, Thủy Nguyên), không ít người trong tâm trạng như chị Loan.

“Nông dân đang thiếu phương tiện vận chuyển nông sản, nhất là vào mùa gặt”, một nông dân xã Hoa Động (Thủy Nguyên) bày tỏ. Bây giờ, máy tuốt lúa đến tận ruộng, nhàn hơn trước. Nhưng vẫn khổ vì khâu vận chuyển thóc về nhà. Gia đình nào canh tác ít, 4-5 bao thóc có thể  dùng xe máy để vận chuyển. Nhưng hộ nào canh tác hơn 3 sào, thu hoạch như vụ này được khoảng 14-15 bao thóc, nếu chạy xe máy phải mất 10 chuyến. Nhiều nhà tận dụng xe đạp, xe bò kéo. Bác Bùi Đình Khơi, hội viên Hội cựu chiến binh xã Đại Bản (An Dương) phản ánh, từ ngày xe công nông bị cấm lưu hành, chưa có loại xe nào thay thế phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ở xã cũng có nhiều người mua xe ô tô, nhưng hoạt động 3-4 buổi lại thôi. Bởi chi phí vận chuyển của xe ô tô khá cao trong khi thu nhập trên 1 sào ruộng thấp. Nhiều gia đình thiếu lao động, bởi chủ yếu ở độ tuổi trung và cao tuổi, việc vận chuyển càng khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống đường giao thông ở thôn, xã nhỏ, hẹp, xe ô tô khó đi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của loại phương tiện tự chế như “xe máy kéo thùng”.

Anh Nguyễn Văn Duy, một lái xe công nông ở Đại Bản cho biết, chiếc xe công nông trị giá 8 - 15 triệu đồng, mức vốn như thế, có thể chở một xe lúa ngoài đồng về nhà với giá dịch vụ 20.000 - 30.000 đồng/sào vào tới tận sân. Còn đi vay vốn ngân hàng 150 - 200 triệu đồng mua chiếc xe tải nhỏ, khi đó giá chở một xe lúa sẽ "đội lên" trên 50.000 đồng/sào, đó là chưa kể tới việc người dân phải bỏ chi phí gánh lúa từ ngõ vào nhà. Vì vậy, bà con chẳng ai dám thuê xe ô tô chở thóc lúa. Anh Duy cho biết, anh chạy xe công nông 10 năm. Từ khi có lệnh cấm, anh đầu tư xe ô tô với giá 180 triệu đồng. Nhưng chạy được 4-5 chuyến, xe ô tô nằm “đắp chiếu” để đấy. Ở xã, nhiều người đã đầu tư mua xe ô tô nhưng vẫn chạy xe công nông để phục vụ nhu cầu của bà con (chở nguyên vật liệu, vật tư nông nghiệp…), dù biết, đó là phạm luật. Làm nghề xe ôm, nhưng vào mùa gặt, anh Lâm (An Lư, Thủy Nguyên) nhận được nhiều “lời mời” chở thuê. Anh cho biết, cứ đến mùa gặt, anh tranh thủ đi chở thóc, lúa về nhà cho mọi người. Tiền công vận chuyển mỗi bao thóc (khoảng 40- 50kg/bao) 5.000 -6.000 đồng. “Đắt hàng”, làm không kịp.

Ông Nguyễn Văn Huy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đại Bản cho biết, hồi đầu thực hiện lệnh cấm xe công nông, số phương tiện này ở xã giảm hẳn. Nhiều người đã hoán cải sang làm máy cày, máy tuốt lúa. Nhưng sau một thời gian, lượng xe công nông nhỏ và một số xe tự chế khác lại hoạt động trở lại. Các loại xe này chủ yếu chạy trong làng, phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương. Ông Huy cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này một mặt do địa phương, cơ quan chức năng làm chưa nghiêm, mặt khác do nhu cầu vận chuyển của người dân chưa được đáp ứng.

Được biết, một chiếc xe ôtô tải "Juilong" hoặc "cưulong" giá khoảng 180 - 200 triệu đồng. Nhiều người băn khoăn, với số tiền lớn như vậy thì nông dân sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi phương tiện. Mặt khác, điều kiện cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, ôtô có trọng tải lớn không thể ra đến đầu bờ ruộng để phục vụ. Những băn khoăn của người nông dân có điều sát thực, các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu tạo điều kiện phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.