Tác giả "Sát thủ đầu mưng mủ" dụ người lớn đọc truyện… trẻ con

Nếu tìm kiếm một tác giả truyện tranh Việt Nam được nhiều người biết đến, thì cái tên Nguyễn Thành Phong có thể được nhắc đến đầu tiên. Sau khi cuốn “thành ngữ sành điệu bằng tranh” mang tên “Sát thủ đầu mưng mủ” bị ngừng phát hành một thời gian, rồi lại được tái bản, Nguyễn Thành Phong có thêm nhiều chiêm nghiệm về những khó khăn, thử thách của nghề.

Nếu tìm kiếm một tác giả truyện tranh Việt Nam được nhiều người biết đến, thì cái tên Nguyễn Thành Phong có thể được nhắc đến đầu tiên. Sau khi cuốn “thành ngữ sành điệu bằng tranh” mang tên “Sát thủ đầu mưng mủ” bị ngừng phát hành một thời gian, rồi lại được tái bản, Nguyễn Thành Phong có thêm nhiều chiêm nghiệm về những khó khăn, thử thách của nghề.

Phong tại buổi lễ trao giải cuộc thi Truyện tranh và hoạt họa trẻ châu Á (ảnh nhân vật cung cấp)
Phong tại buổi lễ trao giải cuộc thi Truyện tranh và hoạt họa trẻ châu Á (ảnh nhân vật cung cấp)

Theo nghề “trẻ con”

Là con nhà nòi, cả bố và mẹ đều là giảng viên mỹ thuật, lại được giải của cuộc thi vẽ tranh toàn thành phố Hà Nội từ năm… 3 tuổi rưỡi, nhưng cha mẹ Phong ít nghĩ tới chuyện con mình trở thành họa sĩ truyện tranh.

“Khi còn nhỏ, cũng như những đứa trẻ khác, tôi thường đọc say sưa những cuốn truyện như “Bảy viên ngọc rồng”, Đô rê mon… Hồi đó bố mẹ thường mắng “sao cứ cắm mặt vào truyện tranh thế, đọc truyện tranh nhiều chắc chắn sẽ dốt văn”. Nhưng tôi đã ấp ủ ham muốn kết hợp hai sở thích: Đọc truyện tranh và vẽ. Từ đầu cấp II, tôi bắt đầu vẽ cuốn truyện tranh đầu tiên”, Phong nhớ lại.

Thi đỗ Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 2004, đó cũng là năm truyện tranh của Phong bắt đầu được xuất bản trên một tạp chí dành cho người sáng tác truyện tranh không chuyên.

Liên tiếp những tác phẩm truyện tranh do Phong sáng tác cả nội dung và phần tranh vẽ, được đăng trên tạp chí “Truyện tranh trẻ”, “Truyện tranh Việt”… Nhưng anh tâm sự, những cuốn tạp chí đó cũng giống như truyện tranh “made in VietNam”, đang trong giai đoạn mày mò, cũng không sống được lâu vì lợi nhuận ít quá.

Thị trường truyện tranh ở Việt Nam tràn ngập truyện tranh Nhật Bản, những họa sĩ trót có niềm đam mê với cái nghề vẽ truyện tranh bị nghĩ là “nhí nhố, trẻ con” này cứ tự mày mò làm, từ yêu thích và đam mê cá nhân để đi tìm con đường phát triển.

Còn quá nhiều khó khăn đối với công việc của một họa sĩ truyện tranh Việt Nam: Chưa có môi trường làm việc chuyên nghiệp, bị lấn lướt bởi manga Nhật Bản, thù lao cũng như chính sách bảo vệ bản quyền còn hạn chế. Mặc dù khó khăn như vậy và hiện tại vẫn phải làm rất nhiều việc: Vẽ minh họa, thiết kế bìa sách… để nuôi đam mê của mình, nhưng Phong cho biết mình sẽ gắn bó lâu dài với nghề họa sĩ truyện tranh.

Tâm niệm của anh là: “Làm tốt nhất những gì có thể thì sớm muộn gì cũng có thể nhận được kết quả xứng đáng”.

Truyện tranh cho người lớn, tại sao không?

“Ở Nhật Bản, họa sĩ truyện tranh là một nghề được nhiều người ngưỡng mộ, họ có cả một nền công nghiệp truyện tranh. Quy trình sáng tác truyện tranh đi theo một guồng máy. Ở Việt Nam thì các họa sĩ vẽ truyện tranh không được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp như thế”, Phong nhận xét.

Biết trước khó khăn như thế, nhưng họa sĩ trẻ vẫn quyết tâm dấn thân và đã trở thành một cái tên được biết đến rộng rãi trong cộng đồng người hâm mộ truyện tranh Việt Nam. Phong trở thành một “hiện tượng” khi vẽ cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” – thành ngữ "sành điệu" bằng tranh (xuất bản năm 2011).

Một trang trong cuốn sách
Một trang trong cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ"

Trung tâm Văn hóa Pháp đã mở hẳn một buổi tọa đàm xung quanh cuốn sách này, có tên “Ngôn ngữ giới trẻ thời @”. Một loạt những thành ngữ được minh họa trong cuốn sách đã bị “ném đá” như: “Bộ đội phải chơi trội”, “Yêu nhau trong sáng, phang nhau trong tối”, “Đã SIDA còn xông pha hiến máu”…

Nhiều người cho rằng những câu thành ngữ đó là phản cảm, quá xô bồ, không thích hợp để đưa lên sách. Nhưng cũng có những người nghiên cứu văn hóa như Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, cả những nhà giáo rất gần gũi với giới trẻ như Giáo sư Văn Như Cương… lên tiếng bênh vực cuốn sách này.

Phong chia sẻ: “Mình biết có thể có chuyện xuất bản xong cuốn sách đó sẽ bị ném đá. Vì đa số người Việt Nam vẫn nghĩ sách là một cái gì đó giống như là thánh đường thiêng liêng, không được nói những chuyện hài, nhảm, giải trí. Còn mình thì nghĩ sách, hay internet cũng chỉ là một kênh để mình đưa tác phẩm đến người đọc, mình không coi trọng sách hơn hay internet hơn”.

Anh nói tiếp: “Nguyên nhân nữa là mọi người thường mặc định truyện tranh dành cho trẻ em, nếu như thế thì “Sát thủ đầu mưng mủ” có thể ảnh hưởng không tốt đến ngôn ngữ của trẻ. Nhưng ở bìa sách mình cũng ghi khuyến cáo “15+”, nghĩa là những người trên 15 tuổi thì nên đọc.

Đến độ tuổi đó, mình nghĩ các bạn đã phân biệt được đâu là cái đùa nghịch, đâu là ngôn ngữ nghiêm túc, lịch sự”.

Còn trên trang web cá nhân, viết về “Sát thủ đầu mưng mủ”, Phong muốn cuốn sách như một cuốn nhật ký, lưu lại những câu nói thân thuộc: “Cũng chưa biết phải liệt cuốn này vào dạng sách nào, đại khái một dạng từ điển những thành ngữ đương đại không chính thống nhưng thông dụng hiện nay kiểu ác như con tê giác, điên đi trong công viên, dở hơi biết bơi…

Tinh thần của sách chủ yếu là nhảm và vui, nhưng trong lúc thực hiện nó tôi luôn có cảm giác vẽ một trang này cũng như viết một trang nhật kí, lưu giữ những kí ức trong những câu nói thân thuộc, viết rồi để đó, để một vài năm sau nhìn lại  lát cắt nhỏ đã cũ của cuộc sống ấy, và thấy cuộc sống đã chảy trôi từ bao giờ”.

Truyện tranh dành cho người lớn sẽ vẫn là hướng sáng tác của Thành Phong trong thời gian tới. Phong bật mí trước mắt anh sẽ tiếp tục hợp tác với Công ty Nhã Nam để xuất bản một cuốn thành ngữ bằng tranh, nhưng những câu thành ngữ sẽ là từ… thời bao cấp.

Sẽ có những người từng sống qua thời bao cấp “cố vấn” cho chàng họa sĩ trẻ về những câu thành ngữ đã từng một thời rất “mốt” nhưng nay đã “thất truyền” như: “Một chọi một trên cột đồng hồ”…

Phong hào hứng với dự án này, một phần vì anh mong muốn truyện tranh cần hướng đến nhiều đối tượng hơn, truyện tranh sẽ không chỉ là truyện dành cho trẻ con.

Theo Xa lộ Pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.