Tác dụng thực sự của loại gia vị đắt hơn vàng ròng

Tác dụng thực sự của loại gia vị đắt hơn vàng ròng
(PLO) - Để dùng nhụy hoa nghệ tây đạt hiệu quả chữa bệnh, cần lượng đủ nhiều và dùng thường xuyên.

Nghệ tây là loại cây được trồng lâu đời có nguồn gốc ở Tây Á và Địa Trung Hải, hiện được trồng nhiều ở Iran, Hy Lạp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ.

Phần nhụy hoa nghệ tây được thu hái tỉ mỉ để tạo thành thứ gia vị (Saffron) quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới, được phong là hoàng đế của các loại gia vị. Tại Việt Nam, loại thượng hạng có giá gần 700 triệu đồng/kg.

Gia vị ưa thích của giới quý tộc

Việc sử dụng nghệ tây xuất hiện từ bình minh của lịch sử nhân loại. Ở tây bắc Iran, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các hang động với hình ảnh 50.000 năm tuổi có chứa các chất màu son của nhụy hoa nghệ tây.

Trên đảo Thera của Hy Lạp, ở biển Aegean, những bức tranh tường 3.500 năm mô tả một nữ thần Minoan giám sát việc sản xuất và áp dụng một loại thuốc được làm từ hoa nghệ tây.

hoa nghệ tây,làm đẹp,gia vị,Tết Việt 2018,Tết Âm lịch
Nhụy hoa nghệ tây từ xa xưa đã được giới quý tộc sử dụng để làm đẹp và chữa bệnh

Từ xa xưa, người Ả rập dùng hoa nghệ tây để trang điểm mí mắt và sơn móng tay; các anh hùng cũng dùng để nhuộm áo của họ, tượng trưng cho sự vẻ vang, vinh quang.

Tại Trung Quốc, từ năm 2600 TCN đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh của nghệ tây trong một cuốn sách. Người Ai Cập dùng nó để chữa bệnh, làm nước hoa, thuốc nhuộm và nấu ăn. Người Ba Tư cổ đại tin rằng nhụy hoa nghệ tây chữa được chứng trầm cảm và thường pha vào trà nóng.

Vào thế kỷ VIII, người Hồi giáo mang thứ gia vị này đến Tây Ban Nha và nó được sử dụng trong các món ăn cao cấp cho đến nay. Trong thời Phục hưng, nhụy hoa nghệ tây thực sự có giá trị ngang bằng vàng.

Vua Henry VIII của Anh từng dọa giết bất kỳ ai pha trộn nhụy hoa nghệ tây với những loại gia vị rẻ tiền hơn.

Vì sao nhụy hoa nghệ tây siêu đắt đỏ?

Từ xa xưa, chỉ có giới thượng lưu mới có điều kiện dùng Saffron và nay thứ gia vị này vẫn siêu đắt do sự quý hiếm.

Nhụy vàng của hoa nghệ tây thu hoạch thủ công bằng tay vào mùa thu. Để có 1kg nhụy cần khoảng 170.000 bông hoa (68kg) và trên 40 giờ làm.

hoa nghệ tây,làm đẹp,gia vị,Tết Việt 2018,Tết Âm lịch
Để có được 1kg Saffron cần tới 68kg hoa

Do nghệ tây là thực vật tam bội (3n=24), nên phần hoa màu tím của nghệ tây không thể tạo ra hạt, không thể sinh sản hữu tính. Mỗi cây nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy.

Để nhân giống, cần hỗ trợ của con người, sinh sản vô tính bằng phần củ dạng giả thân hành dưới mặt đất và phải đối mặt với những vấn đề sâu hại, giun tròn gây bệnh cho củ.

Giá trị trong ẩm thực và y học

Trong ẩm thực, Saffron tạo nên hương vị và màu sắc đặc biệt cho các món ăn cao cấp của Pháp, Ấn Độ, Ý, Thụy Điển, Tây Ban Nha… Hương thơm của nhụy hoa nghệ tây gợi mùi mật ong thoang thoảng với đặc trưng là mùi kim loại cùng với mùi cỏ hay cỏ khô, hơi ngọt, tạo cho thực phẩm một màu vàng cam rực rỡ.

Chỉ cần một vài sợi nhụy hoa nghệ tây là có thể có được món ăn ngon hoàn hảo về mùi, vị và màu sắc.

hoa nghệ tây,làm đẹp,gia vị,Tết Việt 2018,Tết Âm lịch
Chỉ cần ngâm vài phút, nhụy hoa nghệ tây sẽ cho màu vàng rực rỡ

Nhụy hoa nghệ tây có chứa nhiều flavonoid, vitamin và apocarotenoid nên cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều sử dụng với tác dụng an thần, trừ đờm, kích thích tình dục, trị những bệnh như tiêu chảy, tổn thương tim, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, tăng miễn dịch, đậu mùa, cảm lạnh, sỏi thận, nghiện rượu, chuột rút, chứng mất ngủ, tiểu đường, hen suyễn và trầm cảm, thậm chí có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer và ung thư.

Y học hiện đại cũng thừa nhận Saffron là một chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm đau và viêm.

Tính chống lão hóa của nó đã được các mỹ nhân thời xưa dùng để làm đẹp, trong đó có Cleopatra.

Tinh dầu nghệ tây với hơn 150 chất thơm dễ bay hơn, trong đó thành phần chính là safranal (mùi thơm), picrocrocin (vị đắng) và crocin (màu sắc), cùng với các carotenoid và terpen khác có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa là một trong những loại tinh dầu có tác dụng tốt dùng để bảo quản thực phẩm.

Các bộ phận của nghệ tây như nhụy hoa, lá, củ, cánh hoa cũng có chứa các hoạt chất chống oxy hóa (phenol, flavonoid và carotenoid), tuy nhiên ở nhụy hoa là cao nhất.

Tốt nhưng phải đủ lượng và thường xuyên

Dù nhụy hoa nghệ tây có nhiều tác dụng trong ẩm thực và y học nhưng với giá đắt đỏ như vậy cần cân nhắc khi đổ xô đi mua. Nếu mua để dùng trong ẩm thực để nâng tầm món ăn, tăng tác dụng tốt cho sức khỏe qua ăn uống thì không cần đến quá nhiều thứ gia vị này.

Nếu mua với mục đích làm thuốc chữa bệnh thì quá tốn kém vì để đạt được hiệu quả chữa bệnh cần lượng đủ nhiều và dùng thường xuyên.

hoa nghệ tây,làm đẹp,gia vị,Tết Việt 2018,Tết Âm lịch
Saffron bị làm giả rất nhiều, thật (phải) - giả (trái) khó phân biệt

Chưa kể thị trường nhụy hoa nghệ tây phức tạp vì lợi nhuận kinh tế mà bị làm giả rất nhiều. Nếu mua phải hàng kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thực tế, việc làm giả Saffon đã có lịch sử lâu dài và tiếp diễn đến ngày nay. Lần đầu tiên phát hiện nhụy hoa nghệ tây giả vào thời Trung cổ ở châu Âu. Các phương pháp thường thấy bao gồm trộn lẫn với các tạp chất như củ cải đường, sợi xơ quả lựu, sợi lụa nhuộm đỏ, hoặc phần nhị màu vàng không mùi vị của hoa nghệ tây.

Đặc biệt, nhụy hoa nghệ tây dạng bột càng dễ bị làm giả với các chất độn là bột nghệ, bột ớt…

Vì vậy, khi bỏ lượng tiền lớn mua nhụy hoa nghệ tây cần phải lưu ý xem xét kỹ nguồn gốc, xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm nghiệm và tem đảm bảo.

Hiện trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về xác định loài, giúp phát hiện thật giả nhụy hoa nghệ tây.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.