Tà Cạ hồi sinh

Tà Cạ hồi sinh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một số hộ dân xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) vẫn còn sống trong những căn nhà tạm bợ, chờ tái định cư sau hơn 4 tháng cơn lũ quét khủng khiếp đi qua cuốn trôi nhà cửa, tài sản. Mong muốn lớn nhất của họ là sớm có khu tái định cư để làm lại căn nhà, ổn định lại cuộc sống.

Trận lũ quét khủng khiếp

Những ngày đầu năm Quý Mão, ngược biên giới xứ Nghệ, chúng tôi trở lại Tà Cạ. Nơi đây, một đêm đầu tháng 10/2022, nước lũ đã cuốn đi mọi tài sản của nhiều hộ dân. Đến bây giờ, người dân Tà Cạ vẫn chưa quên trận lũ ống kinh hoàng quét qua bản làng đã cướp đi sinh mạng, khiến nhà cửa sập đổ, ruộng vườn tan hoang, đổ nát. Đã có 56 ngôi nhà dân bị cuốn trôi theo dòng nước, hàng trăm ngôi nhà khác bị hư hại... Nhiều công trình, trụ sở cơ quan Nhà nước bị hư hỏng, ngập lụt, ước tính thiệt hại hơn 200 tỷ đồng.

Ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ là hai bản Sơn Hà và Hòa Sơn, có đến hơn 350 hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Riêng bản Hòa Sơn có 250 hộ dân đang nằm trong nguy cơ sạt lở cao, cần di dời gấp.

Để giúp người dân vùng lũ khắc phục hậu quả, huyện Kỳ Sơn đã trích từ ngân sách hỗ trợ 163 hộ số tiền 5 triệu đồng/hộ. Ban cứu trợ của địa phương thông qua nguồn xã hội hóa hỗ trợ 167 hộ dân số tiền 5 triệu đồng/hộ. Sau khi lũ qua, cũng đã có hơn 600 tổ chức, cá nhân hỗ trợ huyện Kỳ Sơn số tiền 55 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Cùng với đó, các nhà hảo tâm, tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhiều tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm cho nhân dân vùng tâm lũ Kỳ Sơn trong lúc khó khăn nhất.

Nhờ sự tương trợ của đồng bào cả nước, Tà Cạ nói riêng và Kỳ Sơn nói chung đã cơ bản khắc phục hậu quả của thiên tai, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Trên mảnh đất ấy, những chồi non đã bắt đầu nảy nở, những căn nhà mới được dựng lại. Căn nhà anh Lô Văn Tâm (42 tuổi, bản Hòa Sơn) từng nằm ngay chính giữa đường đi của dòng nước lũ, không những bị dòng nước san phẳng, mà còn bị vùi lấp gần 2 mét. Đến nay, sau hơn 4 tháng, trên nền đất cũ, một căn nhà mới xây gạch, lợp tôn xanh đã mọc lên, giúp gia đình anh đón cái Tết ấm cúng. “Tưởng chừng mất tất cả, nhưng nhờ sự trợ giúp của chính quyền, sự chung tay của người dân cả nước, gia đình tôi cũng như hàng chục người dân nơi đây đã ổn định cuộc sống. Sau khi có sự hỗ trợ, gia đình vay mượn thêm để dựng lại căn nhà, Tết vừa rồi vẫn có nhà để ở và đón Tết, thực sự rất ấm lòng”.

Hơn 300 hộ sẽ di dời đến nơi an toàn hơn

Tuy nhiên, không phải hộ dân nào cũng may mắn và có điều kiện để dựng lại nhà ổn định cuộc sống. Sau 4 tháng xảy ra trận lũ ống, hàng trăm hộ dân vẫn chưa thể tái định cư, nhiều hộ phải ở nhà người quen, thuê trọ, dựng lán tạm để ở. Nằm ngay điểm cuối cùng của suối Huồi Giảng là bản Bình Sơn 1, nơi đây có 9 hộ nhà bị lũ quét sập, đến nay vẫn chưa thể dọn đến nơi an toàn mà phải dựng lán ở tạm. Cả gia đình 11 người gồm 3 thế hệ trong nhà ông Moong Văn Thi (57 tuổi) vẫn phải tá túc trong căn lán rộng chừng 15m2. Khu đất ngày xưa của gia đình ông giờ đây đã thành suối, sạt lở, không an toàn. Trong khi chờ tái định cư, gia đình phải mượn tạm mảnh đất của láng giềng dựng lán sống qua ngày.

Nhiều nhà dân dựng lán ở tạm, chờ tái định cư.

Nhiều nhà dân dựng lán ở tạm, chờ tái định cư.

Bà La Thị Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Cạ cho biết, hậu quả trận lũ quét đã làm hư hỏng, thiệt hại hoàn toàn khoảng 60 căn nhà; hàng trăm căn nhà bị hư hỏng vừa và nhẹ… Lũ lụt cũng làm 1 cháu bé 4 tháng tuổi tử vong. Tổng thiệt hại ước tính hơn 200 tỷ đồng. “Đến nay, trên địa bàn vẫn còn hàng chục hộ gia đình chưa có nhà ở, hơn 300 hộ thuộc diện phải di dời. Hiện một số hộ gia đình đang phải tá túc tại nhà người thân, thuê trọ hoặc dựng lán ngay nền đất cũ để ở”, bà Văn cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, hiện khó khăn trước mắt chính là nơi ở cho hơn 300 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, trong đó có hơn 70 hộ không có nhà ở, phải ở tạm, thuê trọ hoặc ở ghép với người thân. “Khu tái định cư đã được tỉnh cho chủ trương, các cơ quan chuyên môn đã thẩm định. Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ thủ tục để dự án triển khai sớm nhất, người dân chuyển đến nơi ở mới an toàn hơn”, ông Minh nói.

Đọc thêm

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Cần Thơ: Diễn đàn 'Sinh viên với an toàn giao thông'

Các đại biểu tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT. (Ảnh: Long Vĩnh)
(PLVN) - Ngày 14/11, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ phối hợp Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tổ chức Diễn đàn tuyên truyền pháp luật về trật tự, ATGT tới đối tượng là sinh viên với chủ đề “Sinh viên với ATGT”. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT)”.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Lắng nghe để bảo vệ trẻ em

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra hai Tọa đàm với những nội dung thiết thực liên quan đến bảo vệ trẻ em. (Ảnh: MSD)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hà Nội, Dự án “Phòng, chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật” (AVAC) được Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 1210/QĐ-BNV ngày 21/12/2022, Hội thảo tổng kết dự án vừa diễn ra với sự tham gia của gần 80 đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước, trường học và các tổ chức xã hội.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024
(PLVN) - Chiều ngày 13/11/2024, tại Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Giang Thành, Cụm thi đua số 1 – Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024. Đại tá Vũ Thế Văn - Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh dự và chủ trì hội nghị. 

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang

Ông Mai Văn Huỳnh, phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 13/11, tại cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang đã công bố quyết định chỉ định bổ sung ban chấp hành, Ban Thường vụ, phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với đại tá Phạm Văn Thắng - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.