Syria: Chiến dịch chống khủng bố dần đến hồi kết

Quân đội Syria với sự hỗ trợ đắc lực của các máy bay chiến đấu Nga đã giải phóng hoàn toàn Palmyra
Quân đội Syria với sự hỗ trợ đắc lực của các máy bay chiến đấu Nga đã giải phóng hoàn toàn Palmyra
(PLO) - Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga vừa khẳng định chiến dịch chống khủng bố tại Syria sắp kết thúc. Động thái này cho thấy tình hình Syria đang chuyển biến tích cực cả trên chiến trường lẫn trong các cuộc đàm phán, mở ra hy vọng chấm dứt cuộc nội chiến đã bước sang năm thứ 7.

Trong chuyến thăm 2 ngày vừa qua tại Israel, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã khẳng định chiến dịch chống khủng bố tại Syria đang dần đi đến hồi kết.

IS chỉ còn kiểm soát 8% lãnh thổ Syria

Phát biểu trong cuộc gặp với người đồng cấp Israel Avigdor Lieberman khi đang ở thăm nước này, Bộ trưởng Shoigu nhấn mạnh: “Tôi muốn thảo luận tất cả mọi thứ liên quan đến Syria. Chiến dịch chống khủng bố tại đây sắp hoàn tất. Có một số vấn đề cần đến những giải pháp cấp bách cũng như sự trao đổi về triển vọng cải thiện tình hình tại Syria”. Bộ trưởng Shoigu bày tỏ tin tưởng rằng công tác đối thoại hiện nay sẽ giúp các bên hiểu rõ nhau hơn, đồng thời góp phần vào việc củng cố những mối quan hệ hữu nghị.

Trước đó, ngày 13/10, Quân đội Nga cho biết Quân đội Chính phủ Syria dưới sự yểm trợ của máy bay chiến đấu Nga đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Syria và hiện chỉ còn chưa đầy 8% diện tích quốc gia Trung Đông này đang nằm trong tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Theo người đứng đầu Trung tâm Chỉ huy Trung ương thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nga Sergei Rudskoi, phần lãnh thổ Syria bị IS chiếm đóng đã giảm 5.841km2 trong tháng qua và 142 khu dân cư đã được giải phóng. Ông Rudskoi cũng cho biết quân đội Syria đang đạt được bước tiến quân thành công ở miền Đông nước này và đã đẩy lui nhiều đợt tấn công của hàng nghìn tay súng IS. Tại miền Trung Syria, quân đội Chính phủ đã xóa sổ hoàn toàn các đơn vị của IS xung quanh thành phố Akerbat. Chính phủ Syria và lực lượng Không quân Nga sẽ tiếp tục các chiến dịch chống IS và các nhóm khủng bố khác cho đến thắng lợi hoàn toàn.

Bước tiến lớn

Xung đột tại Syria nổ ra từ mùa xuân năm 2011 giữa các lực lượng chính phủ cùng với các đồng minh và các lực lượng chống chính phủ, trong đó bao gồm cả IS. 

Trong vòng 2 năm qua, Quân đội Syria liên tục giành nhiều thắng lợi to lớn trên thực địa, làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến, giúp chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad có được lợi thế lớn trên bàn đàm phán nhằm đem lại hòa bình cho Syria. Hai cuộc đàm phán hòa bình Syria, một do Liên Hợp quốc bảo trợ đã diễn ra 7 vòng tại Geneva, Thụy Sĩ và một cuộc đàm phán được Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp tổ chức tại thủ đô Astana của Kazakhstan với 6 vòng, dù chưa đạt nhiều tiến triển như kỳ vọng, song được coi là bước đi đúng đắn để có thể đạt được một giải pháp chính trị lâu dài cho Syria.

Việc Quân đội Syria cho đến nay đã giải phóng được hơn 90% phần lãnh thổ mà IS chiếm đóng tại nước này, là một trong những kết quả của chiến dịch hỗ trợ quân sự hiệu quả mà Nga triển khai suốt 2 năm qua tại quốc gia này. Kể từ ngày 30/9/2015, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị cho Không quân nước này tham gia hỗ trợ Quân đội Syria chống khủng bố theo đề nghị của chính quyền Tổng thống al-Assad, Lực lượng Không quân Nga đã tiến hành 92.000 cuộc không kích, tiêu diệt hơn 96.000 mục tiêu của IS và hơn 53.700 phiến quân. 

Sự can thiệp quân sự kịp thời cũng như hỗ trợ vũ khí hiệu quả của Nga đã giúp đảo ngược tình thế, liên tiếp đem lại thắng lợi lớn cho Quân đội Chính phủ Syria. Từ tái chiếm thành cổ Palmyra vào tháng 3/2017 đến giải phóng hoàn toàn thành phố Aleppo khỏi tay IS vào tháng 6, sau chiến dịch kéo dài gần 10 tháng. Đầu tháng 9/2017, thành trì lớn cuối cùng của IS tại thành phố Deir Ezzor cũng bị phá vỡ.  Sau những kết quả tích cực đạt được trong 2 năm qua, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid al-Muallem tuyên bố chiến thắng quân sự của Quân đội Chính phủ Syria trong cuộc chiến kéo dài hơn 6 năm qua hiện đã ở trong tầm tay.

Chiến thắng trên chiến trường cũng giúp chính quyền của Tổng thống al-Assad giành được lợi thế trong tiến trình đàm phán hòa bình Syria, tạo tiền đề vững chắc cho tương lai chính trị của nhà lãnh đạo Syria. Bên cạnh đó, sau 6 vòng hòa đàm tại Astana, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận thiết lập và giám sát 4 vùng giảm căng thẳng tại Syria bao gồm tỉnh Idlib, khu vực Bắc tỉnh Homs, Đông Ghouta và các tỉnh miền Nam Syria, bước đầu làm giảm các vụ giao tranh giữa Quân đội Chính phủ và các lực lượng đối lập.

Trước đó, 2 vùng giảm căng thẳng đã được thiết lập tại Tây Nam Syria và ngoại ô thủ đô Damascus, cùng với việc Mỹ và Nga dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn tại Tây Nam Syria. Cục diện mới này tại Syria đã mở ra cơ hội chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng cướp đi sinh mạng của hơn 320.000 người và khiến hàng triệu người bị mất nhà cửa gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất trong lịch sử.

Việc Nga khẳng định chiến dịch chống khủng bố tại Syria đang đi đến hồi kết đã tiếp tục cho thấy bước tiến lớn trong quá trình mang lại hòa bình cho quốc gia Trung Đông này. 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.