Syria cần 10 tỷ đô viện trợ để chống lại tác động của chiến tranh và virus corona

Syria cần 10 tỷ đô viện trợ để chống lại tác động của chiến tranh và virus corona
(PLVN) -Kinh tế Syria đang chùn bước với một nửa dân số mất việc và 80% sống dưới mức nghèo khổ.

Các cơ quan chức năng cho biết Syria cần số tiền viện trợ lên tới 10 tỷ đô la để tránh rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn do đại dịch virus corona và suy thoái kinh tế sau hơn 9 năm chiến tranh.

Khoảng 60 quốc gia, Liên minh châu Âu và các cơ quan của Liên hợp quốc đã tham gia một hội nghị gây quỹ trực tuyến vào hôm qua 30/6, trong đó Tổng thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề nhân đạo Mark Lowcock, nói rằng các quỹ được xây dựng để ngăn chặn thảm họa tiếp theo và hỗ trợ người tị nạn hiện đang sống nơi khác.

Đại dịch Covid-19 và nền kinh tế hỗn loạn ở Syria đã làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện có: hơn 80% người dân hiện đang sống dưới mức nghèo khổ và khoảng một nửa dân số không có việc làm. Cùng lúc đó, giá lương thực tăng vọt, đất nước hết lúa mì, các mặt hàng cơ bản như bột mì, đường, gạo và thuốc cũng ngày càng khó tìm.

Chủ tịch Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế Francesco Rocca cho biết, virus corona đã gây ra vô số thách thức mới và phức tạp, bao gồm hạn chế di chuyển và hàng hóa, trì hoãn một số hoạt động thực địa, đóng cửa biên giới và sự thiếu hụt nghiêm trọng của thiết bị bảo vệ cá nhân cho nhân viên và tình nguyện viên.

Syria đã báo cáo chỉ có 279 trường hợp mắc Covid-19, nhưng các nhà quan sát lo ngại căn bệnh này có thể đã lây lan nhưng không được phát hiện bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe kém và không có số liệu từ các vùng ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Tại hội nghị gây quỹ, Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc có lẽ nhận thức được tình trạng thảm hại của kho bạc các quốc gia bị virus corona tàn phá, đã tránh cam kết một số tiền cố định. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết đại dịch đang kết hợp với thực tế nghiệt ngã của cuộc sống ở Syria sau gần một thập kỷ chiến tranh tạo nên một bức tranh vô cùng ảm đạm.

Quyền tham gia vào việc hỗ trợ nhân đạo thậm chí còn bị hạn chế, các cơ sở y tế nằm trong đống đổ nát không thể đáp ứng nhu cầu to lớn hiện nay.

Thư ký phát triển quốc tế của Anh, Anne-Marie Trevelyan, đã cam kết lên tới 300 triệu bảng để hỗ trợ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và phục hồi kinh tế cho Syria. Các nhà lãnh đạo của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng sẽ phát biểu qua hội nghị truyền hình vào ngày 1/7 cho vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên của họ về Syria kể từ tháng 9 năm ngoái.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.