Suýt tử vong do bị cua kẹp

Suýt tử vong do bị cua kẹp
(PLVN) - sau khi bị một con cua nuôi trong ao kẹp vào cẳng chân, người đàn ông 58 tuổi, quê Bạc Liêu suýt tử vong.

Bệnh nhân cấp cứu bệnh viện địa phương 10 ngày trước, huyết áp khó đo, suy hô hấp nặng. Bác sĩ cho thở máy, kháng sinh liều cao, vận mạch... và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Bác sĩ đặt ống nội khí quản, gắn máy trợ thở, bệnh nhân nguy kịch, tri giác lơ mơ, huyết áp thấp, nguy cơ tử vong cao. Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực Chống độc xác định bệnh nhân viêm mô tế bào cẳng chân phải, nhiễm trùng huyết biến chứng choáng nhiễm trùng suy đa cơ quan.

Bệnh nhân được lọc máu liên tục, sử dụng kháng sinh phổ rộng. Sau 48 giờ lọc máu liên tục, huyết áp bệnh nhân cải thiện dần, ngưng được thuốc vận mạch, các chỉ số suy tạng dần trở về bình thường.

Sau bốn ngày điều trị tích cực, bệnh nhân ngưng máy thở và rút nội khí quản. Ngày 7/1, bệnh nhân tỉnh táo, sinh hiệu ổn, được theo dõi điều trị tiếp tại khoa Nội Tim mạch - Khớp.

Bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc đông y thường xuyên do bệnh thoái hóa đa khớp khoảng 10 năm nay.

Bệnh nhân khi điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Chống độc. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bệnh nhân khi điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Chống độc. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Dương Thiện Phước, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp cua kẹp dẫn đến tử vong.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ do cua kẹp, người bệnh có thể chảy máu, rách da, tạo vết thương hở hoặc mất một mảng thịt. Bên cạnh đó là cảm giác đau tại nơi bị kẹp và sưng, nóng, đỏ, đau vùng lân cận. Một số người sốt và nhiễm trùng tại nơi bị cua kẹp, biến chứng nhiễm trùng huyết.

Bác sĩ khuyến cáo khi bị cua kẹp, cần bình tĩnh tách cua ra, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước sạch, loại bỏ các dị vật bên trong vết thương. Nên rửa vết thương bằng các loại nước sát trùng như nước muối, oxy già, iodine và băng ép vết thương khi chảy máu nhiều hoặc miệng vết thương rộng.

Lưu ý nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Không tự ý đắp các loại thuốc nam lên vết thương. Trường hợp vết đau sưng nóng, khả năng đang bị viêm mô tế bào, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử trí kịp thời.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.