Suýt hỏng chân do tự ý kết hợp thuốc chữa đau khớp

Người bệnh được phẫu thuật dẫn lưu ổ dịch làm sạch ổ hoại tử cơ.
Người bệnh được phẫu thuật dẫn lưu ổ dịch làm sạch ổ hoại tử cơ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nam thanh niên ở Phú Thọ bị đau khớp, đã tự ý kết hợp nhiều loại thuốc đông y, tây y để điều trị. Đến khi chân sưng to, đau nhiều, đi khám thì phát hiện có nguy cơ hoại tử cẳng chân.

Người bệnh là anh T.T.N (32 tuổi trú tại Việt Trì, Phú Thọ). Cách nhập viện 4 tháng, anh N có biểu hiện đau từ ngón chân lên khớp gối, đã đi khám nhiều nơi, được chẩn đoán gout, tràn dịch khớp gối, viêm khớp dạng thấp.

Sau đợt điều trị theo đơn, tình trạng bệnh chưa đỡ, anh đã tự mua thuốc vừa uống, vừa nhờ người tiêm, kết hợp dùng thuốc nam để điều trị với tâm lý “đông - tây y kết hợp sẽ khỏi nhanh hơn”.

Tuy nhiên, chân phải của anh N ngày càng sưng to, phù nề, gây đau đớn, đi lại khó khăn. Vì vậy, người bệnh đã đến khám tại một bệnh viện ở Phú Thọ.

Tại đây, người bệnh N được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, cộng hưởng từ… Kết quả thăm khám cho thấy người bệnh bị tụ máu, hoại tử cơ cẳng chân phải - viêm và tràn dịch khớp gối hai bên, gout. Sau khi hội chẩn, các bác sỹ chuyên khoa chấn thương xác định anh N bị hoại tử cẳng chân, có nguy cơ lan rộng nếu không được can thiệp điều trị sớm và đúng cách.

Người bệnh sau đó được chỉ định phẫu thuật dẫn lưu ổ dịch làm sạch phần hoại tử cơ, duy trì kháng sinh, thay băng hàng ngày kết hợp tập phục hồi chức năng cải thiện khớp gối.

3 ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã ổn định, có thể đi lại nhẹ nhàng, dự kiến thời gian điều trị để ổn định với cẳng chân có thể mất trên 10 ngày. Riêng với tình trạng gout và viêm tràn dịch khớp gối hai bên quá trình điều trị phải lâu dài, cần kết hợp điều trị thuốc với phục hồi chức năng khớp.

Theo bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân N, đây là ca bệnh phức tạp: người bệnh có chảy máu, tụ máu trong cơ cẳng chân, gây chèn ép dẫn đến hoại tử một phần cơ, ngoài ra người bệnh có bệnh nền viêm khớp, tràn dịch khớp gối, gout. Việc điều trị cần phải dẫn lưu ổ tụ máu, giải phóng chèn ép, làm sạch những phần hoại tử, kết hợp với dùng thuốc điều trị chống viêm cũng như các biện pháp phục hồi chứng năng mới có thể cải thiện lại được khả năng vận động của chân.

Bác sĩ khuyến cáo khi có những triệu chứng của đau cơ, đau khớp người bệnh không nên tự ý mua thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc hay các phương pháp điều trị với nhau mà không có chỉ dẫn của thầy thuốc. Điều này rất nguy hiểm, không những không mang lại hiệu quả điều trị bệnh mà khiến bệnh nặng hơn, kèm theo biến chứng.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...