Supe Lâm Thao: 60 năm một chặng đường phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Là một trong những đứa con đầu lòng của nền công nghiệp Việt Nam, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, công ty CP Supe phốt phát và Hóa Chất Lâm Thao đã từng bước khẳng định được vị thế trong ngành sản xuất phân bón, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà.

Những năm tháng hào hùng, vừa chiến đấu vừa sản xuất

Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (tiền thân là Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao) được khởi công xây dựng từ tháng 6/1959. Sau 3 năm thi công xây dựng,với sự giúp đỡ nhiệt tình từ các chuyên gia Liên Xô, ngày 24/6/1962, Nhà máy đã được khánh thành và đưa vào vận hành sản xuất. Đây là bước khởi đầu cho hành trình đầy vẻ vang của một trong những đơn vị được coi là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp Việt Nam.

Bắt tay vào sản xuất với khí thế thi đua “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, Nhà máy đã sản xuất mỗi năm hàng trăm ngàn tấn phân bón các loại phục vụ nền nông nghiệp miền Bắc XHCN.

Ngày 19/8/1962, Nhà máy vinh dự được đón Bác Hồ về thăm

Ngày 19/8/1962, Nhà máy vinh dự được đón Bác Hồ về thăm

2 tháng sau khi khánh thành và đi vào sản xuất, ngày 19/8/1962, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Tại đây, Bác đã nói chuyện, hỏi thăm tình hình ăn ở, sản xuất và căn dặn cán bộ, công nhân viên của nhà máy phải phát huy tinh thần làm chủ, thực hành tiết kiệm và tích cực trồng nhiều cây xanh trong khu nhà máy… Bức ảnh Hồ Chủ tịch ngồi trên bậc thềm nói chuyện với cán bộ, công nhân, giản dị và thân thương đã trở thành báu vật truyền thống của Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao.

Thực hiện lời dạy của Người, tập thể cán bộ, công nhân toàn Nhà máy đã cùng dấy lên phong trào “Học tập và làm theo lời Bác”, cùng cố gắng quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Những tấn phân bón đầu tiên ra đời thành công chính là thành quả lao động để báo công lên Bác. Đến cuối năm 1962, Nhà máy máy đã chạy ổn định, đạt công suất thiết kế 100.000 tấn supe và 40.000 tấn Axit/năm.

Những năm tháng vừa chiến đấu vừa sản xuất

Những năm tháng vừa chiến đấu vừa sản xuất

Những năm 60 của thế kỷ trước, đất nước vẫn chưa thôi tiếng đạn bom, sau khi thực dân Pháp đầu hàng, dân tộc ta lại phải đương đầu với đế quốc Mỹ. Tháng 8/1964, chính quyền Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao và Khu công nghiệp Việt Trì-Phú Thọ là những mục tiêu hủy diệt của địch. Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nhà máy đã nỗ lực bảo đảm nhiệm vụ sản xuất các loại phân bón phục vụ nông nghiệp; vừa tổ chức lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ nhà máy, góp phần bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trên địa bàn; vừa chăm lo công tác tuyển quân chi viện cho các hướng chiến trường…

Khi đất nước bước đến giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cũng là thời điểm Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao đặt những mục tiêu mới, thi đua không ngừng để đưa nhà máy ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng cũng như số lượng phân bón phục vụ nền nông nghiệp.

Trong giai đoạn 1973 -1974, nhà máy đã tiến hành nâng cao năng suất Supe Lâm Thao mở rộng sản xuất, nâng công suất thiết kế dây chuyền Axit Sunfuric từ 40.000 tấn lên 60.000 tấn/năm, Supe lân từ 100.000 tấn lên 175.000 tấn/năm. Trong những giai đoạn tiếp sau, Nhà máy đã đẩy mạnh đầu tư các dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị và nâng công suất các dây chuyền sản xuất. Tính đến năm 2004, Nhà máy đã đầu tư mở rộng nâng công suất các dây chuyền sản xuất Supe lân lên 750.000 tấn/năm,đưa tổng công suất NPK-S của Công ty lên 600.000 tấn/năm…

Chuyển mình trước vận hội mới

Bước vào thời kỳ mới, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao chuyển đổi thành mô hình công ty. Đến năm 2010, Công ty hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp, đổi thành Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Với phương châm vừa đầu tư chiều sâu, cải tạo, đổi mới thiết bị công nghệ… vừa mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại hóa, Công ty đã phát huy các tiềm năng nội lực, đầu tư phát triển các sản phẩm truyền thống, đồng thời tập trung phát triển mạnh mẽ các sản phẩm mới.

Supe Lâm Thao liên tục cho ra mắt những sản phẩm mới đạt chất lượng caoSupe Lâm Thao liên tục cho ra mắt những sản phẩm mới đạt chất lượng cao

Công ty đã hợp tác với các viện nghiên cứu, các nhà khoa học sản xuất nhiều chủng loại phân NPK-S phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng. Đặc biệt, công ty đã xây dựng quy trình bón phân cân đối khép kín, không dùng phân đơn rẽ mà chỉ dùng phân bón Lâm Thao cho các giai đoạn phát triển của cây trồng, mang lại hiệu quả cao.

Năm 2021, Supe Lâm Thao đã cho ra mắt 2 sản phẩm mới là: phân bón hữu cơ khoáng Lâm Thao 3-5-2 dạng hạt và 3-2-3; 2-4-2 dạng bột; phân bón NPK-S Lâm Thao hàm lượng cao thế hệ mới 13.13.13; 16.8.16 và 16.16.8 nhanh tan. Mới đây nhất, vào đầu năm 2022, doanh nghiệp đã tổ chức lễ xuất bán tấn sản phẩm phân bón Supe lân vi sinh Lâm Thao đầu tiên ra thị trường.

Khí thế lao động hăng say của công nhân Supe Lâm Thao

Khí thế lao động hăng say của công nhân Supe Lâm Thao

Không dừng lại ở đó, công ty cũng đặc biệt chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đổi mới công nghệ, thiết bị và phát triển các sản phẩm mới như: từng bước triển khai giải pháp gắn tem thông minh QR - code để quản lý sản phẩm tồn kho, truy xuất, hướng dẫn sử dụng và quản lý vùng tiêu thụ khi sản phẩm ra thị trường. Với việc Công ty triển khai gắn Tem thông minh có gắn mã QR - code cho các sản phẩm phân bón Lâm Thao đã giúp bà con nông dân hoàn toàn yên tâm khi sử dụng phân bón.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu ngày về thăm Nhà máy: “Công nhân phải giúp đỡ nông dân, nông dân phải giúp đỡ công nhân, để liên minh công nông ngày càng tốt hơn nữa”, hàng năm Công ty đã dành nhiều tỷ đồng để tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Công ty còn mạnh dạn thực hiện phương thức bán phân bón trả chậm, tạo điều kiện cho bà con xóa đói giảm nghèo nhanh chóng.

Bên cạnh đó là các “Trạm khuyến nông” được thành lập tại các địa phương, mỗi trạm có 1 kỹ sư nông nghiệp do công ty trả lương, có nhiệm vụ tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân về sử dụng phân bón đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đứng vững trước những khó khăn, thử thách

Cuối năm 2019, sự xuất hiện của đại dịch COVID -19 đã có tác động lớn tới mọi khía cạnh của nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ COVID-19 là nông nghiệp, và đây là điều ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất của Supe Lâm Thao.

Trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch, cũng giống như nhiều doanh nghiệp trong nước tại những vùng có dịch, công ty đã thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Đây là phương án chưa từng có trong tiền lệ nhằm thực hiện hiện tốt mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch, vừa duy trì ổn định sản xuất kinh doanh và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Học tập từ Bác đức tính cần, kiệm và tinh thần vượt khó, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là dưới tác động của dịch COVID-19, nhưng công ty đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn, thách thức, đổi mới để phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Phân bón Lâm Thao đã góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu cho người nông dân

Phân bón Lâm Thao đã góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu cho người nông dân

Tính riêng năm 2021, Công ty đã nỗ lực thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển sản xuất kinh doanh. Trong đó, doanh thu tiêu thụ đạt 2.900 tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ; Nộp ngân sách 52 tỷ đồng, bằng 120,9% kế hoạch năm, tăng 136% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 9,67 triệu đồng/người/tháng, tăng 23,9% so với cùng kỳ…

Nhìn lại chặng đường 60 năm đã qua với rất nhiều dấu ấn đáng tự hào, công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã từng bước khẳng định được vị trí, giữ vai trò tiên phong, là lá cờ đầu trong ngành sản xuất phân bón cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững. Các sản phẩm phân bón với hình ảnh “3 nhánh cọ” đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Hàn Quốc, Nhật Bản… Được bà con tin tưởng, yêu mến với tên gọi: Bạn nhà nông.

Hơn nửa thế kỷ đã qua cũng là thời gian thử thách, là “lửa thử vàng” đối với một trong những doanh nghiệp đã mở đầu cho ngành công nghiệp Việt Nam. Với chặng đường vẻ vang đã qua, hy vọng rằng, Supe Lâm Thao sẽ có những bước tiến mới và thành công hơn nữa trong những chặng đường tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.