Sức nóng từ thị trường bán lẻ xăng dầu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hơn trăm doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) của hơn 50 tỉnh, thành trên cả nước đã xuất hiện tại Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/CP và 83/CP về kinh doanh xăng dầu” do Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức sáng qua (14/2). Điều này thể hiện sức nóng của thị trường bán lẻ xăng dầu.

Quy định cần tạo động lực kinh doanh

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký VCCI khẳng định, thị trường cần nhất quan quan điểm về tự do kinh doanh. Mệnh lệnh hành chính có thể khiến DN làm theo quy định nhưng chỉ là giải pháp tình thế, cấp bách. Về lâu dài chuỗi XD không thể mãi vận hành theo mệnh lệnh hành chính nếu chi phí và lợi nhuận không thể đáp ứng. Mệnh lệnh hành chính không thể bền vững bằng động lực thị trường.

“Trong lịch sử hơn 20 năm theo dõi DN, thị trường, tôi chưa từng thấy xuất hiện hiện tượng DN phải bỏ tiền túi ra để kinh doanh, vận hành. Thể chế phải nuôi dưỡng được DN, để DN có động lực bán hàng nên các quy định cần tạo động lực kinh doanh” - ông Tuấn nói.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đại diện ban soạn thảo nghị định (NĐ) về quản lý kinh doanh XD cho biết, NĐ 95 hoàn thiện trong 2 năm, thường trực Chính phủ 2 lần họp qua 2 đời Thủ tướng mới ban hành được. Những vấn đề cần sửa đổi trong 2 NĐ quản lý kinh doanh XD mà nhiều DN cũng như các cơ quan ngôn luận thông tin trong thời gian vừa qua cũng đã được đưa ra trong thời gian góp ý sửa NĐ 95. Những vấn đề như điều hành giá trong chu kỳ bao nhiêu ngày; Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối, bao gồm cả 2 nhà máy lọc dầu; Trách nhiệm dự trữ, quyền và nghĩa vụ của các nhà bán lẻ… đều đã được thảo luận kỹ.

Tuy nhiên, 2022 là năm rất đặc biệt, có nhiều yếu tố chưa bao giờ xuất hiện trong lịch sử thế giới. Giá cả thị trường biến động trong biên độ mạnh, tần suất lớn, thời gian thay đổi nhiều. “Bình thường chu kỳ biến động giá cả theo hình sin nhưng năm vừa qua chu kỳ biến động theo hình parabol dựng ngược. 6 tháng đầu năm dựng đứng, 6 tháng cuối năm lại dốc ngược giảm mạnh; Sự rủi ro là thấy rõ và khó tránh khỏi. Đây chính là cơ hội để cơ quan Nhà nước tư duy lại cách thức điều hành XD, sử dụng công cụ của Nhà nước như thế nào, Nhà nước nên can thiệp đến đâu để đảm bảo an ninh năng lượng, kiểm soát CPI để phát triển kinh tế, thúc đẩy cộng động DN phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi cũng khẳng định, làm chính sách thì phải hướng tới lâu dài và tôn trọng quy luật khách quan, không chạy theo những vấn đề cục bộ, hiện tượng mang tính chất cực đoan” - ông Đông nói.

Hàng trăm DNBL đã phát biểu các ý kiến tại Hội thảo.

Hàng trăm DNBL đã phát biểu các ý kiến tại Hội thảo.

Cần đề cao vai trò của doanh nghiệp bán lẻ

Ông Hà Thanh Tùng, Đại diện Công ty TNHH Thương mại Vận tải XD Hà Giang cho biết, trên toàn quốc có 950 DNBL với khoảng 9.000 cửa hàng, chiếm 53% số cửa hàng bán lẻ; Tổng giá trị của khối DNBL vào khoảng 90.000 tỷ đồng, tạo ra tổng số 27.000 việc làm. Chi phí tối thiểu cho 1 cửa hàng bán lẻ khoảng 100 triệu/tháng, nếu không có nguồn thu giải quyết thì coi như DN lỗ. Ước tính thua lỗ cao nhất của DNBL rơi vào khoảng 900 tỷ.

“Kinh doanh đương nhiên có lúc thuận lợi, lúc khó khăn, có lỗ, có lãi nhưng lỗ - lãi diễn ra khoảng vài tháng còn cầm cự được. Nhưng chúng tôi đã lỗ cả năm nay rồi; Dù chiết khấu âm DNBL vẫn phải duy trì kinh doanh, nếu không sẽ bị phạt. Sức chịu đựng của DN có hạn. Nếu 9.000 DNBL buộc phải xin ngừng kinh doanh thì chuỗi cung ứng XD chắc chắn đứt gãy” – ông Tùng bày tỏ.

Do đó, ông Tùng kiến nghị để đảm bảo chuỗi XD ổn định, hài hòa, công bằng lợi ích đề nghị cần công nhận sự tồn tại của lực lượng bán lẻ trong các quy định của NĐ, có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như thương nhân đầu mối. “Cần ghi nhận chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức cho cả khâu bán lẻ; Cần sửa đổi công thức tính giá cơ sở, chia cả chi phí kinh doanh - lợi nhuận định mức cho cả 3 khâu nhập khẩu, phân phối và bán lẻ. Quy định hiện hành quy định lợi nhuận định mức chỉ dành cho DN nhập khẩu và thương nhân phân phối, DNBL không có gì. Chúng tôi mong muốn giữ lấy DNBL để chúng tôi tiếp tục kinh doanh, 9.000 cửa hàng bán lẻ là yếu tố giữ lại thị trường” – ông Tùng nói.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc (Trà Vinh), ông Giang Chấn Tây cho rằng, để ổn định tình hình thị trường XD hiện nay cần quy định chiết khấu tối thiểu - là phần ổn định để DNBL đảm bảo chi phí hoạt động ổn định. Tôi kiến nghị cần xác lập vị thế của cộng đồng DNBL XD cao hơn, có vai trò lớn hơn nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng XD trên toàn quốc” - ông Tây nói.

Liên quan đến vấn đề chiết khấu, sau khi nghe rất nhiều ý kiến về tình hình chiết khấu bằng 0, thậm chí âm từ các DNBL, ông Trần Duy Đông đề nghị DN đầu mối phát biểu về việc chia sẻ lợi nhuận của DNBL: “DN đầu mối cần phải phát biểu xem DNBL nói đúng không bởi chúng tôi không nghe một chiều” - ông Đông nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, quan điểm quản lý là vấn đề chiết khấu bán lẻ để thị trường điều tiết, nếu thị trường không điều tiết được thì Nhà nước mới quy định cụ thể.

Đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), ông Nguyễn Hồng Nam - Trưởng ban chính sách kinh doanh thừa nhận: “Lỗ của chúng tôi lớn hơn của DNBL rất nhiều nên không đủ nguồn lực để chiết khấu cho DNBL. Hiện thương nhân đầu mối trữ tồn kho 20 ngày nhưng công thức giá lại lấy biên độ giá quá ngắn nên nếu giá xuống thì đầu mối “chết” tồn kho rất nhiều. Do đó, thay đổi điều chỉnh 10 hay 15 ngày cũng không thể phủ được lượng tồn kho của DN đầu mối”.

Đáng chú ý, ông Nam cũng cho rằng, cần phải có chi phí định mức cho DNBL vì DNBL cũng là một thành phần tiếp nối trong chuỗi kinh doanh XD. Đồng quan điểm, ông Thoại - Chủ tịch HĐQT Saigon Petro cũng cho rằng các ý kiến của DNBL là thỏa đáng nhưng cũng ông cũng mong DNBL cần hiểu và chia sẻ với DN đầu mối về những sức ép thị trường và đảm bảo đủ năng lượng quốc gia. “Chúng tôi có lãi thì chia sẻ nhưng nếu lỗ thì lấy đâu ra mà chia” - ông Thoại nói.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.