Sức mạnh từ truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái

Một chuyến tàu chở hàng ủng hộ người dân các địa phương đang có dịch tại miền Nam.
Một chuyến tàu chở hàng ủng hộ người dân các địa phương đang có dịch tại miền Nam.
(PLVN) - Phong trào tương thân tương ái hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã được thể hiện bằng nhiều phương thức đa dạng theo tinh thần người có công góp công, người có trí tuệ góp ý kiến, người có của cải đóng góp vật chất... Đó là khẳng định của ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ

Thưa ông, các địa phương đang khẩn trương triển khai các Nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết 42, Nghị quyết 68) và Quyết định 23 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Để đảm bảo các chính sách đến được tận tay người gặp khó khăn, MTTQ đã phát huy vai trò giám sát thế nào?

- Đây là các chính sách rất nhân văn, kịp thời, thể hiện tinh thần sẻ chia của Đảng, Nhà nước với người dân chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ngay sau khi có Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam (BTT) đã hiệp thương thống nhất cùng các tổ chức thành viên ban hành Hướng dẫn số 70 hướng dẫn các địa phương tham gia vào quá trình triển khai và giám sát quá trình thực hiện.

Mục tiêu của việc giám sát lần này nhằm đảm bảo chính sách hỗ trợ được nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; ngăn chặn việc trục lợi từ việc thực hiện chính sách. Thông qua quá trình giám sát sẽ phát hiện ra những điểm hạn chế, bất cập trong chính sách cũng như những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; từ đó sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Đồng thời, thông qua việc giám sát sẽ phát hiện ra những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả. Thực tế hiện nay, nhiều địa phương có cách làm rất nhanh, rất hiệu quả, không có biểu hiện trục lợi và nhận được sự tin tưởng, đồng tình của nhân dân với chính sách.

Cụ thể những khó khăn tồn tại là gì, thưa ông?

- Trên cơ sở tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của MTTQ các cấp qua hoạt động giám sát, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số tồn tại, khó khăn nhất định. Cụ thể, các chính sách trong Nghị quyết 42 không bao trùm hết các đối tượng hoặc với các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Việc đi lại, nộp hồ sơ của người được thụ hưởng cũng gặp khó khăn. Tại một số địa phương, công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân về hồ sơ, thủ tục hỗ trợ chưa đầy đủ, thiếu kịp thời. Một số cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin hỗ trợ còn thiếu sót về chuyên môn, dẫn đến chậm trễ, khó khăn trong quá trình triển khai.

Từ những ý kiến phản ánh này, BTT đã nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng và các địa phương để có hướng điều chỉnh phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nhưng vẫn đúng quy định pháp luật; và hạn chế, ngăn chặn việc trục lợi chính sách.

Ông Lê Tiến Châu

Ông Lê Tiến Châu

Cắt giảm tối đa thủ tục chi trả, phân bổ phần quà

MTTQ đã tổ chức Chương trình “Triệu phần quà đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam ruột thịt vượt qua đại dịch COVID-19”. Hình thức phân bổ và giám sát sẽ được MTTQ thực hiện như thế nào để đảm bảo những phần quà được trao tận tay người dân?

- BTT đã thống nhất với các cơ quan về số phần quà đại đoàn kết, phương thức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và trách nhiệm của các cơ quan... Trước mắt, sẽ phấn đấu vận động ít nhất 1 triệu phần quà đại đoàn kết với tổng trị giá khoảng 300 tỷ đồng.

Ngay sau khi phát động Chương trình vào ngày 25/8/2021, Ban Cứu trợ Trung ương đã chuyển kinh phí về các địa phương được phân bổ đợt 1, với số tiền 117 tỷ đồng. Giá trị mỗi phần quà trị giá tối đa là 300 ngàn đồng, mức cụ thể bằng với mức của từng địa phương đang thực hiện. Thành phần của mỗi phần quà có thể bằng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh hoặc tiền mặt, do địa phương quyết định.

Về cách thức triển khai hỗ trợ, BTT đã hiệp thương với các tổ chức thành viên tham gia chương trình và thống nhất giao MTTQ các cấp chủ trì, phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Chữ thập đỏ và chính quyền cùng cấp chuyển những phần quà này đến tận tay người dân đang gặp khó khăn. Là những người luôn gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, mỗi cán bộ MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội đã xác định được những đối tượng ở địa phương thực sự cần sự hỗ trợ. Đồng thời, với sự chủ trì của MTTQ các cấp, sẽ khắc phục được tình trạng trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng hỗ trợ.

Thủ tục để được nhận phần quà ra sao, thưa ông?

- Để đảm bảo những phần quà được trao tận tay người dân gặp khó khăn, BTT chủ trương cắt giảm tối đa thủ tục chi trả, phân bổ phần quà. Chỉ cần có chữ kỹ của chính quyền địa phương và cán bộ MTTQ khu dân cư là người dân có thể tiếp cận được những phần quà có ý nghĩa này.

Trong quá trình triển khai hỗ trợ, BTT và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thường xuyên đôn đốc, kiểm tra. Các thông tin về kế hoạch hỗ trợ cũng được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để phát huy vai trò giám sát trực tiếp của người dân tại cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện hỗ trợ.

Ai cũng có thể góp công, góp của, góp trí tuệ

Vai trò của MTTQ cơ sở đã phát huy như thế nào trong quãng thời gian khó khăn vì dịch bệnh vừa qua, thưa ông?

- MTTQ đã phối hợp cùng với các tổ chức thành viên chỉ đạo toàn bộ hệ thống từ Trung ương tới tận cơ sở, tuyên truyền cho người dân hiểu được việc phải tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng, thực hiện đúng các yêu cầu của chính quyền và hướng dẫn của ngành Y tế…

Khi hệ thống MTTQ và các tổ chức thành viên đến tận cơ sở thì đồng thời rà soát các đối tượng để nắm bắt được nhu cầu của từng người dân, trên cơ sở đó vận động các mạnh thường quân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, sự hỗ trợ của MTTQ và các tổ chức thành viên tại các địa phương đang làm rất tốt.

Tại các địa phương chưa bị giãn cách, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và phía Bắc có rất nhiều hình thức hỗ trợ, vận động để đưa hàng ngàn tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho TP HCM và các tỉnh phía Nam. Qua những việc làm ý nghĩa này đã thể hiện sâu sắc truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của mỗi người dân Việt Nam trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

Nói đến truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, ông có thể cho biết MTTQ Việt Nam đã xây dựng những chương trình như thế nào để phát huy sức mạnh này?

- Ngay từ khi đại dịch bùng phát, MTTQ đã có nhiều hội nghị hiệp thương thống nhất với các tổ chức thành viên, tổ chức nhiều hình thức như các cuộc vận động, các chương trình... Các tổ chức thành viên cũng có nhiều chương trình hoạt động rất thiết thực và có ý nghĩa.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn Chủ tịch MTTQ đã hai lần ra lời hiệu triệu toàn dân đoàn kết, ủng hộ cho công tác phòng chống dịch bệnh. Qua thống kế, số tiền đóng góp qua hệ thống MTTQ hiện trên 7.000 tỷ đồng. Trong đó 80% đã được chuyển tới Quỹ Vaccine, số còn lại hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn, lực lượng tuyến đầu, các bệnh viện. Cùng với đó là chương trình “Triệu phần quà đại đoàn kết”; 100 ngàn suất ăn cho mỗi địa phương…

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cùng các tổ chức thành viên thực hiện thật tốt chương trình “Triệu phần quà đại đoàn kết”. Không phải chỉ có 1 triệu mà hàng triệu phần quà như hàng triệu trái tim hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt, lan tỏa tình cảm, sự quan tâm, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái để giúp bà con miền Nam vững tin vượt qua khó khăn đại dịch.

Dịch COVID-19 hiện đang diễn biến phức tạp, theo ông, cần phải xây dựng tinh thần đại đoàn kết từ mỗi cá nhân như thế nào để phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp chiến thắng dịch bệnh?

- Theo tôi, tùy vào điều kiện, khả năng của từng tổ chức, cá nhân, ai có khả năng như thế nào thì đóng góp như vậy. Hiện phong trào tương thân tương ái hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã được thể hiện bằng nhiều phương thức đa dạng theo tinh thần người có công góp công, người có trí tuệ góp ý kiến, người có của cải đóng góp vật chất... Người dân không có điều kiện thì đóng góp bằng cách tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng chống dịch, ai ở đâu ở yên đó, vận động người thân cùng chấp hành nghiêm việc này; đề cao tinh thần cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc.

Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.