Sức mạnh phản biện báo chí

Năm 2012, nhận định CMND mẫu mới là vấn đề được cả xã hội quan tâm, PLVN đã theo đuổi đề tài này với loạt bài 5 kỳ.
Năm 2012, nhận định CMND mẫu mới là vấn đề được cả xã hội quan tâm, PLVN đã theo đuổi đề tài này với loạt bài 5 kỳ.
(PLVN) - Trước khi được gửi đi dự thi Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII năm 2012, loạt bài 5 kỳ “Chứng minh nhân dân mẫu mới: Chưa “ra lò” đã phiền toái” của nhóm tác giả Võ Tuấn Anh và Phan Thanh Quý đã bàn, thậm chí bàn rất sâu và kiên trì về một vấn đề “nóng bỏng” của xã hội lúc bấy giờ, liên quan tới thẩm quyền quản lý của ngành Công an. 

Nhạy cảm và đụng chạm

Đúng một tháng trời, chúng tôi lăn lộn với đề tài chứng minh nhân dân (CMND) mẫu mới gây phiền toái. Giờ, lật ra xem lại, nghĩ lại vẫn thấy “lạnh sống lưng”, vì lượng thông tin quá dày, “nóng” và liên tiếp chỉ trong chừng đó thời gian.

Làm loạt bài này, chúng tôi đã được lãnh đạo Ban Biên tập, Ban Bạn đọc ưu ái về chỉ tiêu bài vở, để tập trung thông tin về vấn đề CMND. Vẫn nhớ, khi cầm tờ thống kê nhuận bút của tháng đó trên tay, anh em trong Ban đùa nhau rằng: “Tháng này ăn mỳ tôm nhá!”. Dù thế, sự hào hứng vẫn luôn có trên khuôn mặt của các đồng nghiệp sau mỗi sáng, khi từng số báo ra.

Trong một tháng trời đó, chúng tôi thường rời Tòa soạn khá muộn nhưng tới Tòa soạn rất sớm, để cà phê sáng cùng đồng nghiệp, để nghe ngóng mọi người bàn tán về loạt bài này ra sao. “Được lắm!”; “Phải theo tiếp”… các đồng nghiệp đã cổ vũ ngay từ những kỳ báo đầu tiên như thế.

Theo mạch viết, đến kỳ thứ tư, khi chúng tôi đăng bài “Đã quản vân tay lại “đòi” thêm gì  nữa?”, chứng minh rõ việc quản lý công dân không cần đề tên cha, mẹ trên căn cước, đã tạo ra sức mạnh phản biện cho cả loạt bài. Lúc bấy giờ, một số đồng nghiệp báo bạn bắt đầu gọi điện chia sẻ, hưởng ứng; nhiều bạn đọc gọi điện, gửi thư về Tòa soạn bày tỏ ý kiến đồng tình với cách đặt vấn đề của PLVN.

Tuy nhiên, sau mỗi trang báo, đặc biệt là những bài có tính phản biện xã hội như thế, đã vấp phải không ít khó khăn, với những chuyện thật khó chia sẻ cùng đồng nghiệp và bạn đọc vào thời điểm đó.

Tôi vẫn nhớ, vào khoảng 9h sáng ngày bài báo đầu tiên được xuất bản, đang trên đường tới Tòa soạn thì một nhân vật (là cán bộ công an của một quận) được đề cập trong bài, hốt hoảng gọi điện cho phóng viên: “Báo viết gì mà tôi bị sếp “triệu” lên làm báo cáo, giải trình nghe gấp gáp lắm?”.

Ngay trong ngày hôm đó, chúng tôi mang theo tờ báo đến tận nơi để xem người này bị “sếp triệu lên” vì lẽ gì. Sau đó, chính “sếp” của nhân vật này cũng đã liên lạc với chúng tôi, đề nghị được “chỉnh” lại lời mà thuộc cấp của ông đã phát ngôn trên PLVN được cho là đụng chạm, để “cứu” cả đơn vị khỏi việc “tày đình” là đã nói ngược với quan điểm, chủ trương của ngành Công an về câu chuyện CMND thời điểm đó.

Trước lời đề nghị khá bất ngờ này, với sự nhạy cảm của người làm báo, chúng tôi có một niềm tin nội tâm rất lớn rằng chủ trương CMND mẫu mới không hẳn chỉ có người dân phản đối. Vì thế, ngay ngày hôm sau, những thông tin phản hồi “đặc biệt” này tiếp tục được đăng tải trên PLVN.

“Át chủ bài” của loạt bài

Anh em báo giới quan tâm vấn đề chúng tôi theo đuổi khi đó, nói rằng “át chủ bài” của loạt này chính là ý kiến của lãnh đạo một đơn vị thuộc Bộ Công an, vì vị này đã thẳng thắn đề nghị không đề cập tên cha, mẹ trên CMND, với lý do không phục vụ được gì nhiều cho nghiệp vụ điều tra, quản lý công dân. 

Đây thực sự là tiếng nói mạnh dạn của người trong cuộc, góp phần nâng tính thuyết phục của loạt bài trước công luận, bởi ngay trong ngành Công an cũng có người không thuận với chủ trương này.

Lãnh đạo Ban Biên tập và Chi hội Nhà báo Báo PLVN chúc mừng hai nhóm tác giải đoạt hai Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII, năm 2012.
 Lãnh đạo Ban Biên tập và Chi hội Nhà báo Báo PLVN chúc mừng hai nhóm tác giải đoạt hai Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII, năm 2012.

Điều đáng nói, thoạt đầu không một ai trong số những người mà chúng tôi tiếp xúc, phỏng vấn (từ những bà mẹ đơn thân đến một số vị đại biểu Quốc hội, nhà nghiên cứu xã hội học, luật sư…) biết được chủ trương đưa thêm tên cha, mẹ vào tấm CMND mẫu mới. Phần lớn đều ngạc nhiên và có chung một câu hỏi: “Làm sao có thể như vậy được?”.

Sự phản ứng này càng chứng tỏ cho chúng tôi thấy, chủ trương này có dấu hiệu bất ổn, không chỉ làm lộ thông tin đời tư của cá nhân trên tấm căn cước, mà còn chưa chuẩn về quy trình trưng cầu dân ý, vì đó là một vấn đề nhạy cảm, liên quan tới toàn bộ người dân. Việc chọn chi tiết này để khai thác, phản biện, không chỉ giúp PLVN bám theo được dòng chảy của một vấn đề mang tính thời sự xã hội “nóng bỏng” lúc đó, mà còn là yếu tố giúp loạt bài “ghi điểm” trong mắt độc giả. 

Cứ mỗi kỳ báo, chúng tôi đều sắp xếp để một chuyên gia, nhà quản lý, người làm công tác lập pháp có uy tín, tâm huyết… xuất hiện, lên tiếng bàn luận các góc cạnh của vấn đề như: Bảo vệ quyền trẻ em; quyền bí mật đời tư công dân; trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nghiệp vụ quản lý tàng thư căn cước và điều tra tội phạm… Tóm lại, tất cả những người chúng tôi từng trao đổi, mời lên báo đều khẳng định bãi bỏ quy định ghi tên cha, mẹ trên CMND là cần thiết, là tôn trọng pháp luật và văn minh.  

Nhớ lại thời điểm nhận tin “chiến thắng” của loạt bài từ Thường trực Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia năm đó, ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nói với chúng tôi: “Chỉ tính riêng việc mời được nhiều chuyên gia, nhà quản lý, giới luật học, đại biểu Quốc hội… cùng PLVN trao đổi về chủ đề này, đủ thấy loạt bài được tổ chức thực hiện công phu và có sức ảnh hưởng đến xã hội”.

Còn chúng tôi, những người thực hiện loạt bài này thì chỉ suy nghĩ giản dị rằng, báo chí nói chung và PLVN nói riêng, trong quá trình thực hiện sứ mệnh của mình, điều quan trọng nhất là phải tiếp nhận, phản ánh và phúc đáp chính xác, nhanh nhất có thể những yêu cầu của bạn đọc, của xã hội và thời cuộc. Loạt bài này trên PLVN đã được thực hiện trên tinh thần đó.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc vs các đơn vị về báo cáo lãnh đạo Chính phủ về hoàn thiện pháp luật do sắp xếp cơ quan địa phương 2 cấp và triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.