Sức mạnh nhân dân

Sức mạnh nhân dân
(PLO) - Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) vừa bế mạc. Chúng ta tin “Sẽ có bước chuyển quyết liệt hơn, hiệu quả cao hơn trong phòng, chống tham nhũng”.

Trong phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu tổng thể nhiều giải pháp. Đặc biệt, nêu rõ vai trò của báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc cổ vũ, động viên sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huy động sức mạnh của toàn dân trong cuộc đấu tranh PCTN, “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng vạn, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 13, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2011, trang 419).

Vâng, không có nhân dân nào không ghét cay, ghét đắng tham nhũng. Bởi đó là kẻ thù nội xâm, đe dọa sự “tồn vong” của chế độ.

Nhưng vấn đề là làm như thế nào để “biến hàng vạn, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi” trong công tác PCTN? Không có cách nào khác là phải có đầy đủ hành lang pháp lý, như chúng ta thường nói. Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN đã thống nhất đề nghị Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Luật PCTN (sửa đổi) bảo đảm khả thi và hiệu quả; sớm ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp, Luật Thanh tra, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản quy định chi tiết thi hành để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong PCTN. Sẽ còn nhiều Luật phải nghiên cứu sửa đổi để phát huy “sức dân” trong PCTN, có thể đó là Luật Tiếp cận thông tin, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân...

Thực ra, khi xây dựng Luật PCTN, “vị trí” của nhân dân đã được xác định. “Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng” – Điều 6 Luật PCTN (Luật số 55/2005/QH11); “Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền” – Khoản 1, Điều 64; “Người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng thì được khen thưởng về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật” – Điều 67.

Nhân dân còn có thể thông qua các thiết chế dân chủ khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong PCTN. Đầu tháng 01/2018, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã có Nghị quyết ban hành Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện công tác PCTN, lãng phí giai đoạn 2018 - 2020. Rõ ràng là, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, thiết chế thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì PCTN mới may ra đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.