"Sức mạnh mềm" xứ Huế

Huế có 8 di sản văn hóa được UNESCO công nhận di sản thế giới và di sản khu vực (Ảnh: Văn Sơn)
Huế có 8 di sản văn hóa được UNESCO công nhận di sản thế giới và di sản khu vực (Ảnh: Văn Sơn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với 8 di sản văn hóa được UNESCO công nhận di sản thế giới và di sản khu vực, gần 1.000 di tích lịch sử, xứ Huế nổi tiếng mộng mơ với những lăng tẩm đền đài, những “chén ngọc chìm dưới đáy sông sâu”, khiến nhiều người lưu luyến “xin chào Huế một lần anh đến/ để ngàn lần anh nhớ hư vô” như một bài thơ nổi tiếng đã viết.

Trong quan niệm hiện đại, những yếu đó chính là một dạng “sức mạnh mềm”, đó cũng là một trong những yếu tố quyết định để Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành TP Huế trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025.

Cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị

So với các TP trực thuộc Trung ương khác, Huế có những bản sắc khác biệt, khi là một Cố đô, TP di sản, TP Festival, hội tụ đủ núi, sông, biển, đầm phá, gò đồi, khu bảo tồn thiên nhiên...

Huế được Nghị quyết 54-NQ/TW vạch ra con đường riêng, là “trở thành TP trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”.

Trong câu chuyện với Báo PLVN những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, một trong những vấn đề trăn trở nhất sau khi từ tỉnh Thừa Thiên Huế lên TP Huế trực thuộc Trung ương, là làm sao cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị.

“Huế xác định phải đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế, song luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa; mặc dù điều này có ảnh hưởng, có thể làm hạn chế một phần đến việc phát triển kinh tế - xã hội”, ông Phương nói.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND TP Huế (Ảnh: Thùy Nhung)

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND TP Huế (Ảnh: Thùy Nhung)

Để dung hòa và cân bằng hai yếu tố trên, quy hoạch phát triển đô thị là công tác cực kỳ quan trọng. Quá trình xây dựng định hướng phát triển các quy hoạch phải định hình xác định rõ các không gian phát triển, phân định rõ khu vực nén đô thị, không gian bảo vệ cảnh quan, không gian bảo vệ di sản, các khu vực tập trung phát triển các khu chức năng. Quy hoạch không gian đô thị phải không ảnh hưởng đến các khu vực có di tích, nhằm bảo đảm sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.

Trên cơ sở định hình phương án quy hoạch và kịch bản phát triển, Huế sẽ huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, kết nối, tạo không gian, động lực phát triển mới.

Quy hoạch không gian đô thị Huế được xác định không ảnh hưởng đến các khu vực có di tích (Ảnh: Thùy Nhung)

Quy hoạch không gian đô thị Huế được xác định không ảnh hưởng đến các khu vực có di tích (Ảnh: Thùy Nhung)

Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp các lợi thế của địa phương; xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là khâu đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Kỳ vọng về mô hình phát triển hài hòa

Nói về công tác bảo tồn di sản, văn hóa, ông Nguyễn Văn Phương cho biết, Huế là địa phương duy nhất cả nước đang sở hữu 8 di sản văn hóa được UNESCO công nhận di sản thế giới và di sản khu vực (trong đó 6 di sản của riêng Huế, 2 di sản chung với các địa phương khác thuộc khu vực Trung Bộ), cùng gần 1.000 di tích lịch sử.

Năm 2025, Huế sẽ ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị di sản Cố đô một cách bền vững, theo hướng “bảo tồn đi liền với phát triển”; phát huy bản sắc văn hóa Huế, con người Huế; tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn, thân thiện để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển bền vững.

Xứ Huế nổi tiếng mộng mơ với những lăng tẩm đền đài, những "chén ngọc" chìm dưới đáy sông sâu (Ảnh: Văn Sơn)

Xứ Huế nổi tiếng mộng mơ với những lăng tẩm đền đài, những "chén ngọc" chìm dưới đáy sông sâu (Ảnh: Văn Sơn)

Huế tiếp tục tập trung đầu tư một số công trình, dự án trùng tu, bảo tồn di tích Cố đô Huế, các di tích xuống cấp. Tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống; tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và chuyên gia áp dụng các phương pháp bảo tồn tiên tiến. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp văn hóa nhằm thu hút khách du lịch mà không làm tổn hại đến các di sản. Các chương trình giáo dục cộng đồng về bảo tồn văn hóa đã được triển khai và sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa, nhằm nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của di sản và cách thức bảo tồn.

“Với các giải pháp này, Huế sẽ không chỉ bảo tồn được giá trị văn hóa mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra một mô hình phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống”, Chủ tịch UBND TP Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định.

“Con đường xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành TP Huế trực thuộc Trung ương, là công sức nỗ lực của biết bao thế hệ lãnh đạo, người dân qua nhiều thời kỳ. Có những thời điểm khó khăn, tưởng chừng giấc mơ này đã xa tầm với; nhưng với quyết tâm đồng lòng của người dân và chính quyền địa phương, cuối cùng giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực”.

"Chúng ta đã biết cách biến di sản văn hóa, danh hiệu, thương hiệu thành tài sản, thành tiền. Cần làm tốt hơn nữa vấn đề này để nâng cao đời sống người dân. Tôi tin rằng với những gì chúng ta đã đạt được ngày hôm nay, thời gian tới Huế sẽ nhanh chóng vươn mình ngang tầm các TP trực thuộc Trung ương khác trong góp phần xây dựng đất nước phồn vinh".

(Ông Phan Ngọc Thọ, nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lễ hội tạo đà phát triển kinh tế Quảng Ninh

Đình Lục Nà, được xây dựng vào thời Hậu Lê, là ngôi đình duy nhất làm địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu. Qua Lễ hội, nhằm bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời góp phần xây dựng, quảng bá giới thiệu, lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 100 lễ hội, trong đó, 76 lễ hội đã được kiểm kê đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn thu hút du khách đến với Quảng Ninh, từ đó tạo đà phát triển kinh tế địa phương...

Leo núi để tìm về 'thiên đường' bình yên

Leo núi giúp người tham gia rèn luyện cơ bắp, cải thiện sức bền. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tripadvisor)
(PLVN) - Mệt mỏi với phố thị ồn ào, chật chội, cuộc sống ít vận động, hiện nay nhiều người Việt Nam đang tranh thủ thời gian rảnh để leo núi giải tỏa căng thẳng. Vẻ đẹp rừng cây xanh hùng vĩ, không khí trong lành đã giúp không ít người “nạp lại năng lượng”, sẵn sàng làm việc, học tập trong tuần mới.

Nhạc kịch Việt Nam với nhiều tiềm năng mới

Một cảnh trong vở nhạc kịch Lửa từ đất. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật. Đặc biệt, vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ đất” đang thu hút sự quan tâm của công chúng.

Một tình yêu lớn dành cho thể thao

HLV Nguyễn Thị Nhung phát biểu tại Lễ khai mạc Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2017- 2022 . (Nguồn: HLHPNVN)
(PLVN) - Khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh - vận động viên Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Vàng Thế vận hội Olympic tại Brazil năm 2016, ít ai biết rằng đằng sau tấm huy chương đó là nước mắt, nụ cười và cả nghị lực, ý chí thép của một người phụ nữ, một người thầy để đưa học trò mình vươn tới đỉnh cao...

Đánh mất sự chính trực, con người sẽ lạc lối

Đánh mất sự chính trực, con người sẽ lạc lối
(PLVN) - Có bao giờ bạn cảm thấy mình đang sống không phải là chính mình? Khi mỉm cười mà trong lòng trống rỗng, khi tiếp tục một công việc mà mình không thích, hay khi cố chạy theo chuẩn mực mà lạc mất chính mình?

Tư tưởng vượt thời gian của Trạng nguyên đất học

Tư tưởng vượt thời gian của Trạng nguyên đất học
(PLVN) - Đỗ Trạng nguyên ở tuổi 50, Vũ Tuấn Chiêu không chỉ để lại bài học về ý chí kiên trì, mà còn là tư tưởng tiến bộ về xây dựng đất nước hùng cường. Ông là vị Trạng nguyên thứ 13 của nước ta và là Trạng nguyên thứ 5 của triều Hậu Lê. Vũ Tuấn Chiêu nguyên quán làng Xuân Lôi, xã Cổ Da, huyện Tây Chân (nay thuộc xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), quê mẹ tại xã Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (nay thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội)...

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Cần chú trọng an toàn khi du lịch đường sông

Cần có một đề án phát triển tổng thể du lịch đường sông. (Ảnh: Hoàng Tuyết)
(PLVN) - Mặc dù có thế mạnh rất lớn nhưng đến nay, du lịch đường sông ở Việt Nam được đánh giá là phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện chưa có nhiều tour du lịch đường sông được khai thác hiệu quả và không ít tour có rất ít khách du lịch, thậm chí có thể phải dừng khai thác. Vấn đề an toàn đường sông cũng khiến một số du khách lo ngại.

Chuyên gia UNESCO 'hiến kế' để Đà Lạt thực hiện cam kết thành phố sáng tạo âm nhạc

Chuyên gia UNESCO 'hiến kế' để Đà Lạt thực hiện cam kết thành phố sáng tạo âm nhạc
(PLVN) - Cùng với việc hệ thống hoá, chọn lọc báo cáo, chuyên gia UNESCO Việt Nam cho rằng TP Đà Lạt cần tăng cường kết nối với mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO; nâng cấp trang web hiện tại để trở thành trạm thông tin đa dạng, đa ngôn ngữ, giúp du khách chủ động tiếp cận thông tin, lên lịch cho lịch trình trải nghiệm.

Chọn lực lượng nào dự SEA Games 33?

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương thăm và động viên các VĐV tập luyện tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Nhổn. (Ảnh: TTVN)
(PLVN) - Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sẽ chọn lực lượng vận động viên (VĐV) trẻ, kế cận để chuẩn bị tham dự SEA Games 33, hướng đến mục tiêu dài hạn.

Sức sống mới cho xiếc Việt ở đề tài chính luận

Một tiết mục trong chương trình “Đi cùng năm tháng” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam. (Ảnh: LĐXVN)
(PLVN) - “Những tiết mục xiếc kết hợp với các giai điệu cách mạng, khán giả đã hưởng ứng nhiệt thành, khiến các nghệ sĩ rất xúc động. Đây là động lực để chúng tôi kiên định tiến thêm một bước nữa làm các chương trình nghệ thuật mang tính giải trí nhưng trong đó có tính chính luận, giáo dục và nhân văn sâu sắc” - NSND Tống Toàn Thắng - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ.