Sức mạnh liên kết

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Cách đây 2 năm, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, gồm: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng.

Điều này nhằm khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực. Tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...

Trong quá khứ, đã từng có lúc chúng ta loay hoay về “bài toán” phát triển; và “mạnh ai nấy làm”. Minh chứng là từng có “hội chứng” xi măng lò đứng, mía đường, khu công nghiệp, khu kinh tế (đến tận cấp huyện), cảng biển…

Điều này phản ánh tư duy thời tự cung, tự cấp; trong nhà thứ gì cũng phải có, ít lúa, ít khoai, ít đậu, ít lạc... trên mảnh vườn, mảnh ruộng nhà mình. Thời chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, đã kích hoạt tính liên kết từng địa phương với cả nước, từng nước với toàn cầu.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết quy hoạch tổng thể quốc gia, cho đến nay 6 quy hoạch vùng và 13 quy hoạch tỉnh, thành đã được phê duyệt.

Các vùng kinh tế được thành lập có ý nghĩa làm cơ sở để tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị, nông thôn, kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong vùng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Để có “nhạc trưởng”, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập Hội đồng điều phối các vùng kinh tế.

Như vậy, xét về giá trị cốt lõi của các quy hoạch, từ tổng thể đến vùng, tỉnh thành là tính liên kết.

Năm 2024 là năm các địa phương có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch, lộ trình triển khai, giải pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới; hết sức lưu ý đến vấn đề phát triển, gắn kết của các tiểu vùng.

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023, xây dựng kế hoạch năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, ngày 13/1, tổ chức tại TP Vinh (Nghệ An), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý tính liên kết phải bắt đầu từ liên kết về cơ chế, chính sách; sau đó là đầu tư kết cấu hạ tầng nội vùng, liên vùng.

Trong vùng có từng tỉnh, từng tiểu vùng. Vấn đề hiện nay vẫn là hoàn thiện cơ chế, chính sách. Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho một số tỉnh, thành cần phải được tổng kết thành chính sách chung, trước hết trong nội vùng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chiều 14/4, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành đón Nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Lễ đón. (Ảnh VGP)

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

(PLVN) - Ngày 14/4/2025, Báo Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đã đăng bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc” của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn bài viết:

Đọc thêm

Đảng hành động vì tương lai, vì Nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước

TS Trịnh Như Quỳnh.
(PLVN) - Nhiều cán bộ, đảng viên và Nhân dân bày tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao những quyết sách sáng tạo, đúng đắn tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII (Hội nghị). Những việc làm này thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cho thấy Đảng ta đang hành động vì tương lai, vì Nhân dân và vì sự hưng thịnh của đất nước.

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - “Có thể khẳng định Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra chiều 12/4.

Thủ tướng: Thể chế phải mở đường, không để 'không quản được thì cấm'

Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP.
(PLVN) - Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn về thể chế, khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, mở đường cho đổi mới sáng tạo và phát triển. Cần dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “không biết thì không quản”, thay vào đó là hoàn thiện hành lang pháp lý để tháo gỡ rào cản thể chế...

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Sống xứng đáng với sự hy sinh của cha ông

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 9/4, tại cuộc gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức; Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu lay động lòng người.

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Cần chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm doanh nghiệp có thể bảo vệ sáng tạo của mình và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền lợi. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã và đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp lý hiệu quả, công bằng và linh hoạt. Đây là hướng đi phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.