Sức mạnh đoàn kết trong trận chiến với COVID-19: “Lửa thử vàng”

Hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm được đồng bào cả nước chia sẻ trong mùa dịch.
Hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm được đồng bào cả nước chia sẻ trong mùa dịch.
(PLVN) - Đại đoàn kết là truyền thống quý báu và là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh, nhờ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc mà đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, biến nguy thành cơ.

Có đoàn kết, khó mấy cũng vượt qua

Khẳng định giá trị to lớn của sức mạnh đại đoàn kết, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể về nhiệm vụ này, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, MTTQ Việt Nam tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động…; xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tổng Bí thư khẳng định, động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Muốn làm được như vậy, MTTQ cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong việc phát huy tốt hơn nữa vai trò đoàn kết các giai tầng; quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và lợi ích thiết thực của mỗi tầng lớp nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi và vận động, lôi cuốn để nhân dân tham gia mạnh mẽ vào các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động…

Nhắc tới những kết quả đạt được trong năm 2021, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho rằng, năm 2021 cả dân tộc phải đối mặt với nhiều thử thách lớn do ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Tuy đứng trước vô vàn khó khăn, nhưng nhìn từ góc độ nhân dân, chưa khi nào trong thời bình mà sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được hun đúc, tỏa sáng và lan tỏa mạnh mẽ như vậy. Thử thách vừa qua đối với đại dịch COVID-19 là một minh chứng rất sinh động cho tinh thần ấy.

Khi đại dịch bùng phát, nhất là trong đợt dịch lần thứ tư, hàng vạn cán bộ, chiến sỹ các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch (y tế, quân đội, công an, tổ COVID-19 cộng đồng,...) đã bám sát địa bàn, tận tâm, tận lực, không ngại gian khổ, hiểm nguy, ngày đêm làm việc với tinh thần “tất cả vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ra lời kêu gọi nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… Trong khoảng thời gian ngắn, hàng triệu túi quà Đại đoàn kết, túi quà an sinh, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, hàng ngàn tấn trang thiết bị của đồng bào cả nước và của kiều bào ở nước ngoài đã được chở vào TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để chia sẻ những khó khăn, vất vả của đồng bào ta trong quá trình chống dịch.

“Nhìn lại có thể thấy rằng, chỉ có sức mạnh của nhân dân, chỉ có truyền thống văn hóa của Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm mới giúp chúng ta có được thành quả như hôm nay”- Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Chiến khẳng định. Ông Chiến cũng cho rằng, nếu chúng ta giữ gìn, xây dựng từng khu phố, thôn bản đoàn kết, xã đoàn kết, huyện đoàn kết, tỉnh đoàn kết, cả dân tộc ta đoàn kết thì việc khó mấy cũng vượt qua được.

“Đã đoàn kết, càng đoàn kết hơn”

Cũng nhờ tinh thần đại đoàn kết mà trong bối cảnh chồng chất khó khăn, chúng ta đã ứng phó, kiềm chế, kiểm soát được dịch bệnh, từng bước chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Việt Nam đã nỗ lực duy trì, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều điểm sáng tích cực. Nền kinh tế nước ta tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực, hiệu quả, có trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới.

Những kết quả đó đã góp phần tiếp tục củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Có nhiều nguyên nhân để đạt được thành công đó, nhưng nguyên nhân căn cốt nhất vẫn là sự đồng lòng, nhất trí, hòa quyện giữa ý Đảng lòng dân dựa trên một cách làm bài bản, khoa học, với tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng” và “Dọc ngang thông suốt”.

Năm 2022, rất nhiều cơ hội đang chờ đón nhưng thách thức, khó khăn cũng không ít. Để có thể chiến thắng dịch COVID-19, giữ gìn, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được, chúng ta không được phép chủ quan, thỏa mãn. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta lâu nay đã đổi mới, sáng tạo thì tới đây càng phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa. Nhà nước ta nói chung, Chính phủ, chính quyền các địa phương nói riêng lâu nay đã liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì tới đây càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn nữa. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thì tới đây càng phải đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa. .

Đọc thêm

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có Luật về Công nghiệp Công nghệ số

Ngày 14/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 đại biểu tán thành. (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày 14/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, 441/445 đại biểu (92,26%) đã tán thành Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS). Đây là bộ luật chuyên ngành đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này, được kỳ vọng trở thành đòn bẩy thể chế cho chuyển đổi số quốc gia và đưa Việt Nam vươn lên nhóm dẫn đầu kinh tế số.

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.