Sức mạnh của sự đoàn kết

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chỉ trong vòng hơn 1 tuần, tính đến 17h ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.236 tỷ đồng, do người dân và các tổ chức gửi đến ủng hộ đồng bào 26 tỉnh, thành chịu thiệt hại do bão Yagi.

Con số này không phải là quá lớn so với đất nước, so với sức dân. Nhưng cần lưu ý, Ban Vận động cứu trợ Trung ương chỉ là một trong các đầu mối tiếp nhận tiền hỗ trợ. Ngoài ra, còn có hàng ngàn đầu mối thực hiện công việc quyên góp, đi trao đồ cứu trợ cho bà con bị ảnh hưởng bão lũ. Lưu ý như vậy, để thấy tinh thần “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng” là đạo lý sống của Nhân dân ta, dân tộc ta.

Nét mới của công tác quyên góp lần này, là cơ quan chức năng công khai công bố sao kê số tiền, họ tên người ủng hộ, chính xác đến từng đồng. Tại buổi tiếp nhận số tiền ủng hộ trên, lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định sẽ sử dụng kinh phí ủng hộ đúng mục đích, có hiệu quả, phân bổ kịp thời, minh bạch. MTTQ cam kết số tiền sẽ đến nhanh nhất với người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão. MTTQ cũng sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực tại các địa phương nhận hỗ trợ. Các bản sao kê ủng hộ sẽ được công khai để toàn xã hội và Nhân dân cùng giám sát.

MTTQ cũng đã công bố số tiền được phân bổ về các địa phương ra sao. Tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại nặng nhất do lũ quét và sạt lở đất nên được phân bổ số tiền lớn nhất 180 tỷ đồng. Nhiều thứ hai là tỉnh Yên Bái 130 tỷ đồng. Cao Bằng và Lạng Sơn cùng nhận mức 80 tỷ đồng. Tuyên Quang và Phú Thọ cùng nhận 55 tỷ đồng. Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, mỗi địa phương 50 tỷ đồng. Sơn La, Bắc Kạn cùng nhận 40 tỷ đồng. Thái Nguyên, Hòa Bình nhận 30 tỷ đồng. Hải Dương, Thái Bình, Điện Biên, Hà Giang và Hưng Yên mỗi tỉnh 20 - 25 tỷ đồng. Lai Châu nhận 15 tỷ, Hà Nội nhận 10 tỷ đồng. Các địa phương ít chịu ảnh hưởng của bão Yagi như Bắc Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc mỗi tỉnh nhận 5 tỷ đồng...

Hướng về đồng bào vùng bão lũ, mỗi người dân có thể đóng góp từ vài ngàn đồng, vài chục ngàn đồng, vài trăm ngàn đồng, vài triệu đồng... Nếu đặt riêng rẽ, những món tiền ấy không lớn; nhưng khi cùng chung tay đóng góp, sẽ tạo nên những khoản tiền lớn góp phần giúp các hộ dân bị thiệt hại xây dựng lại nhà cửa, khôi phục sản xuất; góp phần giúp các địa phương tái thiết các công trình công ích bị thiên tai phá hủy. Ủng hộ quyên góp đúng lúc, đúng cách, đúng địa chỉ là như vậy. Sức mạnh của sự đoàn kết, chung tay là như vậy. Đúng như ông cha ta đã nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bạc Liêu và Cà Mau xây dựng Đề án hợp nhất 2 tỉnh

Bạc Liêu và Cà Mau xây dựng Đề án hợp nhất 2 tỉnh
(PLVN) - Chiều 17/4, tại Cà Mau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu triển khai công tác xây dựng Đề án hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh và đánh giá kết quả hợp tác giữa tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu thời gian tới

Quảng Nam: Yêu cầu xử lý nghiêm hành vi xả thải gây ô nhiễm đầu nguồn sông

Nước sông Quế Phương đổi màu vàng đục ngầu do nạn khai thác vàng trái phép.
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu phải xử lý nghiêm các hành vi xả thải gây ô nhiễm tại đầu nguồn sông Quế Phương và sông Tiên, nơi đang là “điểm nóng” về môi trường. Công an tỉnh được chỉ đạo vào cuộc, điều tra và truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép, bảo đảm tính răn đe và lập lại trật tự khai thác khoáng sản trong khu vực.

Học 2 buổi/ngày: Cần thiết nhưng phải được triển khai bài bản

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN). (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước chủ trương dự kiến hướng tới các trường THCS, THPT tổ chức dạy học ngày 2 buổi của Bộ GD&ĐT đang thu hút nhiều ý kiến dư luận, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đã có những trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư
(PLVN) - Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Sáng kiến bảo tồn do phụ nữ lãnh đạo để xây dựng hệ sinh thái hài hòa cho loài chim rẽ mỏ thìa và cộng đồng địa phương tại tỉnh Ninh Bình”.

Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao - Kỳ 2: Kiến tạo hệ sinh thái thuận lợi cho KHCN phát triển

Hải Phòng thành lập KKT ven biển phía Nam rộng 20 nghìn ha, được kỳ vọng sẽ trở thành một hạt nhân tăng trưởng thế hệ mới.
(PLVN) - Nhận thức sâu sắc rằng khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa phát triển trong kỷ nguyên mới, Hải Phòng đang dồn lực kiến tạo một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện, hoạt động như một bệ phóng vững chắc. Nỗ lực này được triển khai đồng bộ trên nhiều mặt trận, bám sát và cụ thể hóa những định hướng đột phá mà Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã đề ra.

Gói thầu số 17 tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận: Sẵn sàng khánh thành trước dịp lễ 30/4/2025

Đường 994 còn có tên gọi đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận, dài gần 80km, là công trình giao thông trọng điểm của tỉnh BR-VT. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Tuyến đường tỉnh 994 (còn gọi là đường ven biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT)) - Bình Thuận) dài gần 80km, được chia thành 8 gói thầu, khi hoàn thành toàn tuyến sẽ trở thành mắt xích giao thông chiến lược, mở ra dư địa mới cho phát triển kinh tế biển. Hiện tại đoạn Long Sơn - QL51 đã hoàn thành, sẵn sàng khánh thành trước dịp lễ 30/4/2025.

Cấp bách xử lý ô nhiễm lưu vực sông

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các lưu vực sông gây nhức nhối nhiều năm. (Nguồn: CTT quan trắc môi trường)
(PLVN) - Nhiều năm qua, Việt Nam đứng trước áp lực lớn về suy thoái môi trường, trong đó ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông là vấn đề nghiêm trọng và dai dẳng nhất. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ký ban hành kế hoạch cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông.

Bệnh nhi 4 tháng tuổi nhiễm giang mai

Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận định bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm, qua xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh của mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi (4 tháng tuổi) nghi nhiễm giang mai bẩm sinh do xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân.