Sức hút từ thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ ở Mù Cang Chải

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng với mùa vàng, những thửa ruộng lấp lánh mùa nước đổ tạo nên sức hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến Mù Cang Chải – Yên Bái để khám phá và chữa lành.
Những thửa ruộng mùa nước đổ như tấm gương xếp chồng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Ảnh: Nguyên Đức.

Những thửa ruộng mùa nước đổ như tấm gương xếp chồng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Ảnh: Nguyên Đức.

Khám phá mùa nước đổ

Khi những cơn mưa đầu hạ đổ xuống cũng là lúc những người Mông ở Mù Cang Chải bắt đầu mùa vụ mới trên những triền ruộng bậc thang. Từ đầu tháng 5, người dân địa phương tiến hành dẫn nước từ những con suối thượng nguồn chảy tràn xuống từng thửa ruộng. Nước len lỏi xăm xắp mặt ruộng họa vào núi rừng những “tấm gương” khổng lồ, lấp lánh dưới ánh mặt trời, vẽ nên cảnh đẹp không thể bỏ lỡ.

Từ lâu, du khách biết tới Mù Cang Chải với mùa lúa vàng dịp tháng 9 - tháng 10 và mùa hoa cải dầu, hoa tớ dày mỗi độ xuân sang. Vài năm trở lại đây, huyện Mù Cang Chải đã nỗ lực đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch thông qua những sản phẩm du lịch đa dạng, trong đó chú trọng giới thiệu vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ.

Từ đầu tháng 5 người dân bản xứ tất bật dẫn nước về ruộng bắt đầu vụ mùa mới. Ảnh: Nguyên Đức.

Từ đầu tháng 5 người dân bản xứ tất bật dẫn nước về ruộng bắt đầu vụ mùa mới. Ảnh: Nguyên Đức.

Nhằm thu hút du khách, hồi cuối tháng 4/2024, UBND huyện Mù Cang Chải tổ chức khai mạc Festival dù lượn “Bay trên miền danh thắng Mùa nước đổ”. Bên cạnh đó, phong trào "Du lịch xanh cùng Mù Cang Chải" năm 2024 cũng chính thức được phát động với việc trồng 250 cây hoa, trong đó 200 cây hoa tớ dày và 50 cây hoa ngân hạnh, tại bản Tà Sung, xã Cao Phạ, tạo dấu ấn phát triển du lịch.

Anh Hờ A Rùa, hướng dẫn viên du lịch người địa phương cho biết, từ đầu mùa nước đổ mỗi tuần anh thường đón và hướng dẫn 2 – 3 đoàn khách tới thăm quan, check-in tại các điểm ruộng nổi tiếng trong huyện. Bên cạnh đó, những đoàn khách lưu trú lâu ngày đã biết và kết hợp trải nghiệm tại những điểm du lịch nổi tiếng khác như thác Háng Đề Chơ, thác Bảy Tầng, thác Thào Chua Chải hay đến thăm rừng trúc, nhà ngô, sống khủng long, hoa ban tròn…

Việc làm đất cũng lựa theo con nước, nước đổ tới đâu đất làm tới đó. Ảnh: Nguyên Đức.

Việc làm đất cũng lựa theo con nước, nước đổ tới đâu đất làm tới đó. Ảnh: Nguyên Đức.

Mai Anh, nữ du khách đến từ Vĩnh Phúc chia sẻ, vẻ hoang sơ của thiên nhiên và nét văn hóa đặc sắc của người Mông tạo nên nét đặc trưng kéo du khách tìm đến để khám phá, chữa lành và lưu giữ thanh xuân. Mai Anh cũng đã lên kế hoạch để trở lại khám phá Mù Cang Chải vào dịp mùa lúa vàng trổ bông và mùa hoa tớ dày khoe sắc.

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Thế Bình, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Mù Cang Chải – Yên Bái, cho hay, năm nay lượng khách đến Mù Cang Chải mùa nước đổ tuy không ồ ạt nhưng đều và phân bổ liên tục vào tất cả các ngày trong tuần. Lượng khách đều đặn góp phần giảm tải cho hạ tầng du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của địa phương.

Trên đỉnh đồi Móng ngựa trứ danh du khách tạo dáng lưu giữ thanh xuân. Ảnh: Nguyên Đức.

Trên đỉnh đồi Móng ngựa trứ danh du khách tạo dáng lưu giữ thanh xuân. Ảnh: Nguyên Đức.

Khách quốc tế gia tăng

Đồi Móng Ngựa và các đồi Mâm Xôi lớn, Mâm Xôi nhỏ tiếp tục là điểm check-in lý tưởng của du khách trong dịp ghé thăm Mù Cang Chải mùa nước đổ. Không chỉ du khách trong nước, năm 2024 lượng du khách quốc tế ghé thăm những thửa ruộng của người Mông ở Mù Cang Chải cũng gia tăng đáng kể.

Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Mù Cang Chải ghi nhận, trong tháng 5/2024 toàn huyện đón và phục vụ 21.235 lượt khách, trong đó khách lưu trú là 3.741 lượt, khách nước ngoài 1.568 lượt, doanh thu đạt 20,5 tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, số lượt khách đến huyện đạt 130.851 lượt, trong đó khách nước ngoài là 11.961 lượt, khách lưu trú 28.881 lượt, doanh thu đạt 128 tỷ đồng.

Du khách nước ngoài tạo dáng bên những triền ruộng lấp lánh mùa nước đổ. Ảnh: Nguyên Đức.

Du khách nước ngoài tạo dáng bên những triền ruộng lấp lánh mùa nước đổ. Ảnh: Nguyên Đức.

Chị Jannina, du khách người Pháp, lần đầu tiên đến với Mù Cang Chải vào mùa nước đổ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp nơi đây, cùng trải nghiệm cày ruộng giống với người nông dân bản xứ. "Tôi rất thích khung cảnh sáng sớm thức dậy, cảnh rất là đẹp. Được tham gia vào cuộc sống và công việc của người dân ở đây cũng tuyệt vời không kém", chị Jannina bày tỏ cảm xúc.

Ông Phạm Tiến Lâm, Bí thư Đảng ủy xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải – Yên Bái) nói, ông cũng không khỏi ngạc nhiên vì mấy năm về xã công tác đến năm nay khách nước ngoài đến La Pán Tẩn vào dịp nước đổ lại đông đến vậy. Ông Lâm đánh giá đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang của người Mông ở La Pán Tẩn - Mù Cang Chải đã dần tiếp cận với đông đảo du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.

Du lịch trải nghiệm trở thành sản phẩm đặc sắc thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài. Ảnh: Nguyên Đức.

Du lịch trải nghiệm trở thành sản phẩm đặc sắc thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài. Ảnh: Nguyên Đức.

Theo bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, dựa trên tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và sự thân thiện, hồn hậu, hiếu khách, huyện đưa ra nhiều giải pháp để du khách hài lòng hơn nữa khi đến thăm quan, khám phá, trải nghiệm du lịch tại địa phương. Huyện Mù Cang Chải cũng xác định du lịch là một hướng để bà con tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, ngoài việc làm ruộng để đảm bảo an ninh lương thực thì sử dụng cảnh quan đó để phát triển các dịch vụ du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Đọc thêm

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.