Sức hấp dẫn của bánh mì Việt Nam

Bánh mì Việt - sự giao thoa hai nền văn minh lúa mì và lúa nước. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
Bánh mì Việt - sự giao thoa hai nền văn minh lúa mì và lúa nước. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bánh mì vẫn luôn là niềm tự hào ẩm thực của người Việt Nam. Với sức hấp dẫn của các loại nhân thơm ngon, bánh mì không chỉ gần gũi, quen thuộc với người Việt Nam mà thực sự tạo được ấn tượng đối với thực khách, khách du lịch từ các nơi trên thế giới. Bánh mì Việt Nam nhiều lần được giới chuyên gia ẩm thực và truyền thông quốc tế tôn vinh. Bánh mì Việt đã định vị được thương hiệu ẩm thực trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Sự giao thoa hai nền văn minh lúa mì và lúa nước

Theo những chiếc tàu viễn chinh của người Pháp, bánh mì đã trải qua hơn trăm năm thăng trầm lịch sử và trở thành món ăn gắn bó với đời sống sinh hoạt thường nhật, ghi đậm dấu ấn văn hóa của người Việt.

Những ổ bánh mì đầu tiên đã theo chân thực dân Pháp đến Việt Nam vào năm 1859 với tên gọi là bánh mì baguette. Người Việt Nam đầu tiên ghi chép về bánh mì chính là doanh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Năm 1861, hai năm sau khi thành Gia Định thất thủ, ông viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, có câu: “Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Khi đó người dân xứ An Nam “ghét cay ghét đắng” thực dân xâm lược nên cũng không ưa phong tục phương Tây mang đến, trong đó có văn hóa ẩm thực. Lâu dần, bánh mì ảnh hưởng, chinh phục đời sống sinh hoạt thường nhật của người Việt từ lúc nào không ai biết.

Vừa qua, Hội Truyền thông TP Hà Nội, Làng Gà trống, Megalink và các đối tác phối hợp tổ chức sự kiện “Chuyện về bánh mì” tại không gian văn hóa Làng Gà trống (Hà Nội). Theo bà Phạm Thanh Hà - Chủ tịch Hội Truyền thông TP Hà Nội, thông qua việc tổ chức sự kiện “Chuyện về bánh mì” nhân kỷ niệm ngày “Bánh mì Việt Nam” được thế giới công nhận và đưa vào từ điển Oxford của Anh, bổ sung món bánh mì vào danh sách từ mới, BTC mong muốn thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực, các đầu bếp, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh mì cùng thảo luận, chia sẻ để tìm ra những giải pháp bền vững, sáng kiến hay phát triển bánh mì Việt Nam trong nước và ra quốc tế”.

Theo các chuyên gia và những người yêu ẩm thực, thế giới đã có Ngày Bánh mì 16/10 thì Việt Nam cũng cần có Ngày Bánh mì Việt Nam. Bởi với vị trí và vai trò quan trọng, bánh mì Việt Nam cũng xứng đáng có một ngày để tôn vinh như thế. Trong từ điển Oxford đã ghi danh từ “Banh mi VietNam” vào ngày 24/3/2011, chính thức ghi nhận món ăn này bằng tên gọi thuần Việt nên BTC mong muốn ngày 24/3 sẽ được gọi là Ngày Bánh mì Việt Nam.

TS. Vũ Thế Long - chuyên gia nghiên cứu ẩm thực chia sẻ: “Thuở những năm 50 của thế kỉ trước, ở miền Bắc Việt Nam, người ta gọi bánh mì là bánh Tây (tức là thứ bánh của người phương Tây cụ thể là người Pháp đưa vào). Bột mì là thứ bột đắt tiền, khó mua. Bánh mì là thứ thực phẩm sang mà chỉ dân thành phố năm thì mười họa mới được ăn, dân nông thôn hiếm có dịp biết tới. Người dân Hà Nội mỗi lần từ nơi sơ tán trở về bao giờ cũng tìm cách mua cho được bánh mì mua bằng tiền và tem phiếu để làm quà cho gia đình mình sơ tán ở nhờ…

Tiến sĩ Vũ Thế Long cho hay, sự ra đời và phát triển của bánh mì mang sắc thái Việt Nam là một ví dụ tuyệt vời, cho thấy sự gặp gỡ, giao thoa và phát triển đầy thú vị của hai nền văn minh lúa mì và lúa nước.

Sự sáng tạo của người Việt

Dưới bàn tay tài ba của người Việt, những ổ bánh mì mang chất rất riêng của Việt Nam đã ra đời. Ông Tạ Đức - nhà nghiên cứu dân tộc học là con của ông Tạ Văn Phồn có cửa hàng sản xuất bánh mì Gia Long danh tiếng ở Hà Nội thời những năm 1950. Ông kể kỷ niệm về cửa hàng bánh mì ở phố Bà Triệu (xưa gọi là phố Gia Long) cung cấp bánh mì ngon cho người dân. Hồi đó, Đại sứ quán Pháp và Sứ quán Liên Xô cũng đặt bánh mì của nhà ông.

Ông Hà Hải Đoàn - Chủ tịch Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội gợi mở, bánh mì Việt Nam rất đa dạng, phổ biến nhất là bánh mì thịt, ngoài ra còn có bánh mì đặc biệt, bánh mì xíu mại, bánh mì chả cá, bánh mì heo quay, bánh mì gà nướng, bánh mì chả lụa, bánh mì ốp la… Chiếc bánh mì truyền thống sở hữu lớp vỏ bánh mì giòn rụm bên ngoài, với nhân bên trong gồm đa dạng các loại thịt và rau, dưa, rưới trên cùng là sốt bơ thơm ngon béo ngậy và tương ớt, tiêu xanh cay xè. Từng thành phần được cho vào ổ bánh mì đều góp phần tạo nên hương vị thơm ngon của món ăn này.

Điều thú vị với chuyện về bánh mì.

Điều thú vị với chuyện về bánh mì.

Qua từng vùng miền Việt Nam, bánh mì lại được khoác lên mình chiếc áo ẩm thực của vùng miền đó: từ bánh mì chả cá Nha Trang, bánh mì thịt rim Hội An, bánh mì xíu mại Phan Thiết, bánh mì thịt kho hột vịt Quy Nhơn - Bình Định, bánh mì thịt nướng, bánh mì phá lấu...

Với người Việt, bánh mì là một món ăn tiện lợi có thể mang đi, giá trị dinh dưỡng tương đối đầy đủ. Bánh mì thịt thường được ăn vào bữa sáng và bữa trưa, nhưng có thể ăn vào bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Món bánh phổ biến này được bán trên khắp các con đường, ngõ phố, từ thành phố lớn đến thôn quê. Bánh mì có thể được tìm thấy từ nông thôn đến thành thị, từ khu phố lao động bình thường đến những trung tâm thương mại sầm uất, từ những vỉa hè, lề phố cho đến khách sạn sang trọng. Ở Hà Nội, thực khách biết tới “Bánh mì Phố” với vỏ bánh mềm hơn vỏ truyền thống nhưng cứng hơn vỏ burger và sandwich. Dễ ăn và phù hợp với hầu hết mọi người. Các loại nhân thịt và rau đều tươi trong ngày. Nước sốt là yếu tố quan trọng để kết nối giữa vỏ bánh, nhân bánh tạo ra sự hài hòa, dễ ăn. Vỏ bánh nâu men tự nhiên. Nhân bánh đầy đặn đủ đầy.

Còn ông Lê Anh Vũ chia sẻ về món “Bánh mì chảo” là sự giao thoa ẩm thực Việt và Pháp. Trứng lòng đào được chế biến giữ trọn phong cách người Việt: lòng trắng thì giòn rộp và lòng đào dẻo sánh. Ngoài ra, bánh mì nướng kiểu Pháp còn được ăn kèm cùng lạp xưởng tươi có tiêu hạt nhằm tăng vị, pate công thức nhà làm áp xém mặt.

Điều khiến các thực khách thế giới ngạc nhiên khi thưởng thức những ổ bánh mì Việt chính là hương vị thơm ngon tuyệt vời lại được tạo ra bằng những nguyên liệu rất mộc mạc, gần gũi. Cái hay của người Việt là biến sự giản dị thành tinh tế, từ những nguyên liệu bình thường nhất khi kết hợp với nhau lại cho ra một món ngon trứ danh, nổi tiếng vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

Danh tiếng bánh mì Việt vang xa

Từ bối cảnh lịch sử du nhập đến sự tiếp nhận sáng tạo của người Việt, cho đến nay trở thành món ẩm thực “quốc dân” và có mặt trên bản đồ ẩm thực thế giới. Với 4,6/5 điểm, bánh mì Việt Nam đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách 100 món bánh kẹp ngon nhất thế giới 2024 (Top100 sandwiches in the world) do chuyên trang ẩm thực danh tiếng thế giới TasteAtlas bình chọn hôm 15/3.

Năm 2023, trong danh sách 100 món ngon nhất thế giới, TasteAtlas đã xếp hạng bánh mì kẹp thịt của Việt Nam ở vị trí thứ 14. Đầu năm 2023, miêu tả có “Vị giòn, tươi, đậm đà và cực kỳ ngon”, CNN đã bình chọn bánh mì Việt Nam là một trong 24 món bánh kẹp ngon nhất thế giới.

Các đầu bếp Hà Nội giới thiệu món bánh mì với những nhân ngon.

Các đầu bếp Hà Nội giới thiệu món bánh mì với những nhân ngon.

Tháng 9/2022, với số điểm 4,8/5, bánh mì của Việt Nam được các chuyên gia ẩm thực và độc giả của TasteAtlas bình chọn ở vị trí thứ 4 trong danh sách 50 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Trước đó, CNN cũng bình chọn bánh mì Việt Nam trong danh sách 50 món ăn đường phố nhất định phải thử khi đến châu Á.

Hồi năm 2021, báo Le Monde của Pháp cũng ca ngợi bánh mì Việt Nam và nhận định, đây là “đối thủ” đáng gờm của bánh burger Mỹ. Tháng 3/2020, Google đã vinh danh món bánh mì trên giao diện trang chủ của công cụ tìm kiếm này tại hơn 10 quốc gia. Năm 2018, bánh mì Hội An được CNN công nhận là “Vua của các món sandwich trên thế giới”.

Đặc biệt, vào ngày 24/3/2011, từ “Banh mi” đã được đưa vào cuốn Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary hay OED), được xem là cuốn từ điển tiếng Anh đầu tiên trên thế giới. Từ “Bánh mì” cũng đã được đưa vào nhiều từ điển nổi tiếng thế giới như Oxford, Cambridge, Merriam-Webster… Oxford Learners' Dictionaries định nghĩa Bánh mì là "Một loại bánh mì baguette kiểu Việt Nam có nhân là thịt nguội, pa-te và rau".

David Farley, tay viết chuyên về mảng du lịch và ẩm thực của BBC, đã gọi bánh mì là “loại sandwich ngon nhất thế giới”. Trong khi đó, đầu bếp Anthony Bourdain, một trong những chuyên gia ẩm thực có ảnh hưởng nhất thế giới, đã dành nhiều lời khen dành cho món bánh mì trong chương trình No Reservation trên Đài CNN. Không những thế, nhiều nguyên thủ thế giới như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng từng có dịp thưởng thức bánh mì Việt Nam và dành lời ca ngợi món ăn thơm ngon bình dân này.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.