Sức ép với đô thị

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ đang được UBND TP Hà Nội tổ chức lấy ý kiến; đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo dự thảo, người đi thuê, mượn, ở nhờ muốn đăng ký thường trú tại 12 quận phải có diện tích ở tối thiểu 15m2/người; khu vực ngoại thành 8m2/người (17 huyện và thị xã Sơn Tây).

Nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng pháp luật đã quy định công dân có quyền tự do cư trú; rằng đã bỏ hộ khẩu giấy, sao còn siết chuyện đăng ký hộ khẩu thường trú; rằng điều kiện có khắt khe quá hay không?

Một số thắc mắc trên đã được nhiều chuyên gia pháp lý trả lời rõ ràng trên báo chí. Công dân có quyền tự do cư trú, đi lại, chọn nơi sinh sống; nhưng chuyện đăng ký thường trú lại là vấn đề khác. Bỏ hộ khẩu giấy chỉ là bỏ phương thức quản lý theo cách cũ, chứ không quốc gia hay xã hội nào có thể bỏ mảng quản lý nhân khẩu.

Vậy còn ý kiến đánh giá “quy định khắt khe” thì sao? Thực tế nhiều năm qua cho thấy dân cư Hà Nội chủ yếu tập trung ở các quận nội thành, đặc biệt là quận mới như Cầu Giấy, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, gây áp lực cho chính quyền trong việc đảm bảo trật tự an toàn, an sinh xã hội. Sĩ số lớp học bậc tiểu học ở nhiều quận thường xuyên trên 50 em mỗi lớp, trong khi quy định của Bộ GD&ĐT là 35 em/lớp; nhiều tuyến đường ùn tắc thậm chí không phải vào giờ cao điểm, ngập lụt khi mưa lớn. Sức ép tăng dân số với Thủ đô là vô cùng ghê gớm.

Trong tờ trình, UBND TP Hà Nội cũng lý giải cơ sở pháp lý để xây dựng dự thảo là Luật Cư trú 2020. Điều 20 của Luật quy định người thuê, mượn, ở nhờ muốn đăng ký thường trú phải đáp ứng điều kiện diện tích về nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người; và với một số địa phương đang có áp lực gia tăng dân số cơ học lớn, số người đăng ký cư trú tăng nhanh, Luật quy định HĐND cấp tỉnh quyết định diện tích bình quân chỗ ở tối thiểu làm điều kiện để đăng ký thường trú. Quy định như trên nhằm đảm bảo điều kiện sống cần thiết cho người dân, phù hợp yêu cầu quản lý về cư trú và chính sách an sinh xã hội trên địa bàn; đồng thời cũng để các tỉnh, thành có thể điều tiết phân bổ dân cư thông qua điều kiện đăng ký thường trú.

Trên thực tế, Hà Nội đã áp dụng quy định diện tích nhà ở tối thiểu 15m2/người để đăng ký thường trú với trường hợp nhà thuê từ 2013 (Nghị quyết số 11 HĐND TP). Năm 2016, HĐND TP ban hành văn bản kéo dài thời gian áp dụng nghị quyết đến hết 2020.

Dựa trên căn cứ pháp lý và thực tiễn trên, UBND Hà Nội cho rằng việc ban hành văn bản quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ thuê, mượn, ở nhờ là cần thiết và có tính khả thi. TP cho hay khi nghiên cứu xây dựng dự thảo nghị quyết đã “bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội”.

Dự thảo Nghị quyết đang được lấy ý kiến, bất cứ công dân nào cũng có quyền được đóng góp quan điểm của mình vào vấn đề này. Tuy nhiên, cũng cần phải nắm bắt được căn cứ của cơ quan dự thảo như trên, để cuối cùng cơ quan thẩm quyền ra quyết định phù hợp, hài hòa nhất.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…