Sức bật từ những dấu ấn

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh ngày 12/2/2023. (Nguồn ảnh Báo CP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh ngày 12/2/2023. (Nguồn ảnh Báo CP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nói đến Quảng Ninh, trước nay luôn có một khái niệm mặc định đó là vùng đất của than, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển từ tiềm năng khai thác than. Nhưng một thập kỷ trở lại đây, trong nỗ lực tạo dựng thương hiệu một địa phương phát triển năng động, nhiều đổi mới, Quảng Ninh từng bước chuyển đổi từ “nâu” sang “xanh”, điều này đã và đang từng bước đưa Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch trong nước và khu vực. 

“Bật công tắc” chuyển đổi nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”

Ngày 30/12/2019, trong bối cảnh nhân dân cả nước đang chuẩn bị chào đón năm mới 2020, cũng là lúc người dân Quảng Ninh đón niềm vui lớn vỡ òa khi tỉnh long trọng tổ chức khánh thành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và thông xe tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - ba dự án quy mô lớn, hiện đại, có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Quảng Ninh mà còn có ý nghĩa khu vực và quốc tế.

Ngày khánh thành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đem đến rất nhiều xúc cảm cho nhiều người dân, bởi cách đó gần hai chục năm, Vân Đồn vẫn là huyện đảo nghèo, hạ tầng yếu kém, điện, nước, bến cảng thiếu thốn... Với quyết tâm đưa Vân Đồn vững mạnh đi lên, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã dần hoàn thiện về hạ tầng giao thông, đưa điện lưới quốc gia kéo đến tất cả các xã đảo... Đặc biệt, từ năm 2002, lãnh đạo tỉnh đã mời đoàn công tác của Tổng cục Hàng không dân dụng, Cụm cảng sân bay phía Bắc đến khảo sát xây dựng sân bay tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn và sau đó trình Thủ tướng dự án xây dựng sân bay tại địa điểm này.

Còn nhớ, khi Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mới bắt đầu đã có không ít những quan điểm quan ngại, bởi hàng không là một lĩnh vực mà không nhiều nước trên thế giới cho phép tư nhân tham gia. Nhưng rồi, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã “mở đường”, đã “cất cánh”, không phải bằng những con số kinh doanh mà bằng sự tiên phong.

Bằng chứng là ngày 28/11/2019, Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA) thường niên lần thứ 26 đã vinh danh Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn của Việt Nam là “Sân bay mới hàng đầu thế giới 2019”. Để đạt được giải thưởng này, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã vượt qua nhiều “đối thủ” từ khắp nơi trên thế giới như: sân bay quốc tế Louis Armstrong New Orleans của Mỹ, sân bay Carlisle Lake District của Anh, sân bay Corvera Airport Murcia của Tây Ban Nha…

Theo WTA, hạng mục “Sân bay mới hàng đầu thế giới” được trao dựa trên các tiêu chí đánh giá khắt khe về thiết kế tổng thể sân bay, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của hành khách, đặc biệt là đề cao trải nghiệm của khách hàng thông qua việc áp dụng các công nghệ mới. Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã thỏa mãn một cách xuất sắc các tiêu chí này để xứng đáng nhận giải thưởng.

Theo đó, sân bay quốc tế Vân Đồn có kiến trúc ấn tượng, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long. Những dấu ấn của Vịnh Hạ Long hiện diện trong mọi hình ảnh tại sân bay. Từ những bức bình phong lớn in hình thuyền buồm dọc hai bên sảnh đi cũng như tại khu vực băng chuyền hành lý cho tới hệ thống mái sảnh lam gỗ, sân vườn, mái dốc, cửa chớp, cửa sổ và các bậc cửa… đều gợi nhớ vẻ đẹp cổ kính từ những công trình kiến trúc truyền thống của địa phương. Mái vòm và mái sảnh ngoài của nhà ga được lấy cảm hứng từ hình ảnh những cánh buồm no gió trên vịnh. Trong đó, mái vòm nhà ga được thiết kế theo nhiều khối, với những mũi nhô đặt trên nền đỏ cam tượng trưng cho hình ảnh những cánh buồm nối tiếp nhau vươn ra biển lớn.

Thiết kế này còn tạo khoảng trống giúp sân bay đón ánh sáng tự nhiên và gió trời. Kiến trúc sư thiết kế sân bay người Singapore Jeannie Chew đã từng cho biết: “Di chuyển liên tục trong nhà ga rộng lớn sẽ gây cảm giác mệt mỏi cho các hành khách đang vội vã lên chuyến bay, hoặc còn bỡ ngỡ, xa lạ khi lần đầu tiên đến Vân Đồn. Bởi vậy, sân bay được kiến tạo để trở thành một không gian thân thiện cho du khách bằng việc tái hiện những cảnh quan đẹp nhất của Vịnh Hạ Long”.

Không chỉ thế, theo đánh giá của WTA, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn luôn tuân thủ những quy chuẩn khắt khe về dịch vụ, để bảo đảm sự hài lòng tối đa cho hành khách cũng như thỏa mãn các tiêu chí nghiêm ngặt của các hãng bay…

Sở dĩ dành đôi lời dông dài về Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn để thấy Quảng Ninh đã thực sự “bật công tắc” để chuyển đổi nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.

Có thể thấy rõ điều này qua một loạt các dự án như: cao tốc Vân Đồn - Móng Cái thông xe ngày 1/9/2022 có chiều dài gần 80km, gồm 4 làn xe với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 12.700 tỷ đồng đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về chiều dài cao tốc (176km) và cũng là trục cao tốc liên vùng có hệ thống chiếu sáng được đầu tư dài nhất Việt Nam hay tuyến đường cao tốc có nhiều cây cầu vượt biển, vượt sông suối nhất với 32 cây cầu trên tuyến chính, từ góc độ kinh tế, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đánh giá là trục giao thông “xương sống” của tỉnh có vai trò kết nối các khu kinh tế trọng điểm bao gồm TP Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hải Hà và Móng Cái, đồng thời thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; cảng tàu khách quốc tế Hạ Long góp phần khơi thông dòng chảy trên vịnh biển, để du khách quốc tế “chạm ngõ” di sản, cảng tàu khách có thể phục vụ cùng lúc hai tàu với tổng số 8.460 khách và đây cũng là bến đỗ của các du thuyền hạng sang trên thế giới khi đến Hạ Long…

Và cũng có thể thấy rõ điều này qua những con số thành quả như: kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng cao và ổn định; GRDP tăng trưởng hai con số trong 7 năm liên tiếp 2016 - 2022; trong đó năm 2020 đạt 10,05%, năm 2021 và năm 2022 đều đạt 10,28% trong bối cảnh dịch COVID-19 (xếp thứ 13/63 toàn quốc và 3/7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ). Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, hết năm 2022 ước đạt 269 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt trên 8.200 USD, cao nhất khu vực phía Bắc; năng suất lao động tăng trên 13%.

Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2020 - 2022 đạt trên 156,2 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt trên 117,8 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân khoảng 10%/năm và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Tổng chi đầu tư phát triển đạt trên 48,3 nghìn tỷ đồng, tỉ lệ giải ngân hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch; tỉ trọng chi đầu tư tăng lên, đạt khoảng 57 - 58% tổng ngân sách. Về huy động nguồn lực thông qua hợp tác công tư, giai đoạn 2020 - 2022, tổng thu hút vốn ngoài ngân sách đạt trên 475,2 nghìn tỷ đồng, trong đó FDI đạt 2,15 tỷ USD, tăng bình quân 54%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 267 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10%/năm; bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 2 nghìn doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.684 triệu USD, tăng bình quân trên 9%/năm.

Tỉnh đã không ngừng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu cả nước 5 năm liên tiếp từ 2017 - 2021. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân được đặc biệt quan tâm. Đến hết năm 2022, đã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hoàn thành trước 3 năm chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của cấp đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên…

Nỗ lực phát triển nhanh, bền vững

Những con số thành quả nói trên được đưa ra tại buổi làm việc ngày 12/2/2023 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, giải quyết kiến nghị, khó khăn, vướng mắc nhằm hỗ trợ Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững.

Cũng trong buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực, kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Ninh, góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, các nghị quyết chuyên đề của Trung ương, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đánh giá cao và cơ bản nhất trí với mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2020 - 2025 và tầm nhìn, định hướng phát triển, các nhiệm vụ, giải pháp của Quảng Ninh. Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số vấn đề mà Quảng Ninh cần lưu ý trong thời gian tới, trước hết là phải quản lý được môi trường sạch đẹp, xã hội văn minh, văn hóa phát triển. Vừa tăng tốc độ tăng trưởng, vừa tăng chất lượng tăng trưởng, tập trung vào đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu. Kiên trì thực hiện sáng tạo mô hình “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, khai thác tối đa các hành lang giao thông, thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, phát huy tiềm năng, khác biệt, lợi thế của từng địa phương trong tỉnh…

Cũng theo Thủ tướng, Quảng Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số qua những việc cụ thể, phấn đấu đi đầu trong triển khai thu thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Quảng Ninh có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, việc quản lý phải bảo đảm văn minh, sạch đẹp, trang trọng, chấn chỉnh những vấn đề liên quan tới tiền công đức tại các di tích, không nên đặt nặng vấn đề thu tiền ở đây mà phải quan tâm nâng cao giá trị văn hóa...

Thủ tướng đề nghị Quảng Ninh phát động và làm tốt 3 phong trào gắn với lợi ích chung và từng người: phong trào bảo vệ môi trường; phong trào học ngoại ngữ để nâng cao sức cạnh tranh về lao động; phong trào chuyển đổi số…

Tới năm 2025 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại

Tại buổi làm việc ngày 12/2/2023 Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết, tỉnh đặt mục tiêu tới năm 2025 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 10%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 10.000 USD. Tỉnh xác định ba khâu đột phá giai đoạn 2020 -2025 là: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông, tổng thể; xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.