Sửa mục tiêu Chương trình vaccine quốc gia, ưu tiên làm chủ công nghệ, sản xuất vaccine 5 trong 1

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Báo Người lao động).
Ảnh minh hoạ (Ảnh: Báo Người lao động).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký quyết định sửa đổi mục tiêu Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vaccine đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine, trong đó có vaccine phối hợp 5 trong 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long mới ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vaccine cho tiêm chủng đến năm 2030.

Theo đó, Quyết định số 1018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3, Mục I, Điều 1, Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vaccine cho tiêm chủng đến năm 2030.

Khoản 2, khoản 3, Mục I, Điều 1, Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày ngày 25/10/2022 quy định mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vaccine cho tiêm chủng đến năm 2030 như sau:

Đến năm 2025: Làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine; sản xuất được tối thiểu 3 loại vaccine, trong đó có vaccine phòng bệnh phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, bệnh do Haemophilus Influenzae (Hib) và một trong hai bệnh Bại liệt hoặc Viêm gan B.

Đến năm 2030: Làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vaccine; sản xuất được tối thiểu 5 loại vaccine; các vaccine sản xuất trong nước bảo đảm đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.

Tại Quyết định 1018/QĐ-TTg, mục tiêu này được sửa thành: "Đến năm 2030: Làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vaccine; các vaccine sản xuất trong nước bảo đảm đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế; sản xuất được tối thiểu 05 loại vaccine, trong đó có vaccine phòng bệnh phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, bệnh do Haemophilus Influenzae (Hib) và một trong hai bệnh Bại liệt hoặc Viêm gan B".

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Đề án sản xuất vaccine phòng các bệnh nêu trên, trong đó xác định cụ thể lộ trình triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý III năm 2026.

Đọc thêm

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim từ mỗi hơi thuốc

Trong phút ban đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
(PLVN) - Theo bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước (Cà Mau), khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tức thì đến tim mạch chỉ sau vài phút hút. Cụ thể, nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu tiên. Đây là phản ứng nguy hiểm cảnh báo gánh nặng lên hệ tuần hoàn ngay cả khi mới tiếp xúc với thuốc lá.

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.