“Sữa học đường” - Vì dinh dưỡng và chiều cao của thế hệ tương lai

Với mục tiêu cải thiện thể lực và tầm vóc cho thế hệ tương lai của đất nước, Chính phủ đã quyết định triển khai chương trình “Sữa học đường” với mục tiêu trẻ em mẫu giáo và tiểu học được uống ít nhất một ly sữa mỗi ngày. Ở Hà Nội, “Sữa học đường” là sữa tươi tiệt trùng, có hoặc không đường, để bổ sung thêm một số vi chất cần thiết mà học sinh mầm non và tiểu học đang thiếu hụt, khác so với những sữa đang bán ngoài thị trường. 

Nhiều nước trên thế giới triển khai

Chương trình sữa học đường được thực hiện từ rất sớm tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Mỹ… khi ra đời chương trình được hưởng ứng rất nhiều bởi những lợi ích của nó như giúp phát triển thể lực, tầm vóc của nhiều thế hệ và tạo thói quen sử dụng sữa hằng ngày cho trẻ em.

Hình ảnh học sinh dùng bữa tại trường học Canada vào năm 1943
Hình ảnh học sinh dùng bữa tại trường học Canada vào năm 1943
Bữa ăn học đường được Nhật Bản thực hiện từ năm 1954, trong đó yêu cầu mỗi bữa trưa trẻ mầm non, tiểu học phải được uống 200 ml, sau 40 năm áp dụng người Nhật đã tăng chiều cao thêm 10 cm, tuổi thọ ở mức cao nhất thế giới.
'Sữa học đường': Vì dinh dưỡng và chiều cao của thế hệ tương lai - ảnh 2
'Sữa học đường': Vì dinh dưỡng và chiều cao của thế hệ tương lai - ảnh 3
'Sữa học đường': Vì dinh dưỡng và chiều cao của thế hệ tương lai - ảnh 4
Hình ảnh học sinh dùng bữa tại trường học Nhật Bản
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng

Theo khuyến nghị, trẻ 3 - 5 tuổi cần 4 đơn vị sữa/ngày (một đơn vị sữa tương đương 100 mg can xi), trẻ 6 - 7 tuổi sử dung 4 - 5 đơn vị sữa; trẻ 8 - 9 tuổi sử dụng 5 đơn vị; 9 - 11 tuổi là 6 đơn vị. Đặc biệt, nên kết hợp 3 loại chế phẩm sữa là sữa chua, phô mai, sữa dạng lỏng để tăng khả năng hấp thụ các vi chất. Với nhu cầu can xi 1.000 mg/ngày của học sinh tiểu học, việc cho trẻ uống thêm ít nhất một ly sữa mỗi ngày là hợp lý nhất. Chính vì vậy, theo Trưởng khoa Dinh dưỡng trường học, Viện Dinh dưỡng quốc gia Bùi Thị Nhung, với những trường đã thực hiện cho học sinh uống sữa hằng ngày, nhất là các trường mầm non vẫn hoàn toàn có thể tham gia chương trình “Sữa học đường”. Và, một bữa sữa tại trường trước đó có thể chuyển sang sữa chua hoặc phô mai.

Hiện nay, khẩu phần can xi của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu khuyến nghị về can xi. Trong khi đó, một ly sữa dạng lọc 100 ml chứa 100 mg hàm lượng can xi. Vì vậy, việc uống sữa là một trong những cách để hấp thụ can xi, giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ.

Sữa không gây béo phì, dậy thì sớm

Hình ảnh cổ động cho Ngày hội sữa học đường thế giới tại Anh (được FAO và LHQ phát động từ năm 2000, được tổ chức vào thứ 4 cuối cùng của tháng 9 hằng năm
Hình ảnh cổ động cho Ngày hội sữa học đường thế giới tại Anh (được FAO và LHQ phát động từ năm 2000, được tổ chức vào thứ 4 cuối cùng của tháng 9 hằng năm)
Nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng uống sữa nhiều sẽ gây béo phì hoặc dậy thì sớm ở trẻ. Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Thị Nhung cho biết, chính bà là người trực tiếp nghiên cứu “Mối liên quan giữa gien nhạy cảm béo phì và tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em Hà Nội”. Bà Nhung khẳng định, lý do trẻ em thủ đô béo phì là được ăn nhiều, ăn thức ăn nhanh chứ không phải uống sữa nhiều. “100 ml sữa có có khoảng 70 kCal, trong khi một chai nước ngọt chứa 260 kCal, một chiếc bánh bao là 409 kCal, một bát xôi có 712 kCal (tương đương 1.000 ml sữa).
Có thể khẳng định rằng, chương trình “Sữa học đường” mang đậm chất nhân văn, gắn với an sinh xã hội. Tham gia chương trình, các gia đình có thể yên tâm 100% con em mình sẽ được uống sữa tại lớp dưới sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên. Chi phí mua sữa bỏ ra sẽ chỉ bằng 1/2 chi phí mua sữa ở ngoài hoặc thấp hơn. Đặc biệt đối với các trường hợp gia đình chính sách, hộ nghèo sẽ được nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ 100% chi phí theo quy định của chương trình.

“Kết quả tổng điều tra về vi chất dinh dưỡng năm 2014 - 2015 do Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện đã chỉ ra, tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi ở TP là 20 - 22%, thiếu vitamin A là 7 - 8%, thiếu kẽm là 50% với trẻ TP, 70% với trẻ nông thôn và 80% với trẻ miền núi. Với tình trạng này, việc bổ sung ít nhất một hộp sữa trong bữa ăn học đường thông qua chương trình sữa học đường là điều cần thiết và nên làm. Việc bổ sung vi chất qua uống sữa tốt hơn so với uống một viên vitamin tổng hợp” - Trưởng khoa Dinh dưỡng trường học, Viện Dinh dưỡng quốc gia Bùi Thị Nhung.

“Đơn vị xây dựng các tiêu chuẩn vi chất để bổ sung vào Sữa học đường cho học sinh Hà Nội là Viện Dinh dưỡng quốc gia. Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, các chi cục của TP chịu trách nhiệm tiền kiểm, hậu kiểm và quản lý việc triển khai cung ứng sữa” - Phó giám đốc Sở GĐ-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.