Sửa đổi Luật Tổ chức TAND: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

(PLVN) - Dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi được thiết kế gồm 154 Điều, bố cục thành 9 chương; trong đó, bổ sung 54 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên 7 điều. Như vậy, so với Luật Tổ chức TAND năm 2014, Dự thảo luật đã giảm 02 chương, tăng thêm 57 điều. Nội dung dự thảo có sự kế thừa những quy định của Luật hiện hành còn phù hợp, đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới.

Phóng viên: Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Tòa án nhân dân tối cao sẽ trình dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Luật sư có đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải ban hành luật sửa đổi?

Luật sư Đặng Thành Chung: Luật Tổ chức TAND năm 2014, sau 8 năm thi hành đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền tư pháp. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bắt đầu xuất hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và chưa hợp lý như: Nhận thức về vị trí, vai trò của Tòa án là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp; Xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án; Tổ chức và hoạt động độc lập theo thẩm quyền xét xử của các Tòa án; …

Mặt khác, hệ thống Tòa án đang đứng trước những thách thức về yêu cầu nhiệm vụ và trách nhiệm ngày càng lớn; số lượng vụ việc phải giải quyết ngày càng tăng, với tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp; yêu cầu giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài; xây dựng Tòa án điện tử;…

Luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Từ thực trạng đó và trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng trong hệ thống Tòa án phù hợp với thực tiễn, đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử.

Do vậy, thời điểm hiện tại cần thiết phải sửa đổi Luật Tổ chức TAND năm 2014, tạo hành lang pháp lý phù hợp cho việc tiếp tục hoàn thiện, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của TAND; phù hợp với mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp trong đó có hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Từ đó, nâng cao vị thế, uy tín, tạo điều kiện để Tòa án Việt Nam phát triển tiệm cận với trình độ phát triển chung của các Tòa án trong khu vực và trên thế giới.

Phóng viên: Một trong những điểm mới trong lần sửa đổi này là quy định về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án. Theo đó, Dự thảo Luật được sửa đổi theo hướng Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Từ thực tiễn hoạt động, luật sư có quan điểm như thế nào về nội dung sửa đổi tại Dự thảo?

Luật sư Đặng Thành Chung: Từ thực tiễn hoạt động, tôi cho rằng có sự phân hóa rõ ràng hiệu quả của việc thu thập chứng cứ của Tòa án trong vụ án hình sự và vụ án dân sự, hành chính.

Nói về vụ án hình sự, khi giải quyết vụ án hình sự có sự tham gia bắt buộc của các cơ quan như cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát. Đây là cơ quan công quyền, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thu thập chứng cứ để định tội danh. Và điều tất yếu là hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan này thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều so với việc tự thu thập chứng cứ của công dân hay luật sư.

Trường hợp hồ sơ chuyển sang Tòa án xem xét trong thời gian chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa thì Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung và Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát sẽ thực hiện điều tra, thu thập chứng cứ bổ sung.

Còn đối với vụ án dân sự, hành chính, hiện nay luật đang quy định nghĩa vụ tự chứng minh của đương sự, nói cách khác đương sự phải tự thu thập tài liệu nộp cho Tòa án để chứng minh cho các yêu cầu của mình là hợp pháp; Tòa án chỉ xem xét thực hiện thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được và có đơn yêu cầu Tòa án thu thập.

Phóng viên: Tiếp cận tổng quan nội dung Dự thảo Luật TAND (sửa đổi), luật sư có kỳ vọng gì khi dự án Luật được dự kiến xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV?

Luật sư Đặng Thành Chung: Với dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), tôi kỳ vọng dự án luật sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tiến tới xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, tiệm cận với mặt bằng chung của thế giới; bảo vệ công lý, quyền công dân, quyền con người; đóng góp xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn luật sư!

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...